Các nhà khoa học của đại học khoa học Delft đã phát triển thành công một quá trình mới – lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới – cho phép in 3D hàng loạt những vật liệu bằng cách sử dụng vi khuẩn.
Bạn có muốn biết tương lai của phương thức in 3D là gì không? Đã bao giờ bạn tưởng tượng đến việc tạo nên những nguyên vật liệu như graphene bằng cách sử dụng vi khuẩn được in 3D?
Đó chính là điều mà các nhà khoa học của đại học khoa học Delft ở Hà Lan đang cố gắng thực hiện. Họ đã phát triển thành công một quá trình mới – lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới – cho phép in 3D hàng loạt những vật liệu nhờ tới vi khuẩn.
“Trong suốt nhiều năm, con người đã sử dụng vi khuẩn để làm chất hóa học, ví dụ như kháng sinh, hay một số thứ khác,” Tiến sỹ Anne Meyer, một trong những nhà nghiên cứu về dự án này, chia sẻ với tờ Digital Trends. “Chế tạo vật liệu từ vi khuẩn là một bước đột phá mới. Chúng tôi phải tìm hiểu lại từ đầu về những khả năng của nó.”
Meyer và đồng nghiệp của mình tới thời điểm này đã có thể dùng vi khuẩn để in 3D ra “siêu vật liệu” graphene, ngọc trai chống xước và cả một loại mảng bám răng từ vi khuẩn, có thể được sử dụng để thử nghiệm cho các loại thuốc đánh răng trong tương lai.
“Một trong những lợi thế lớn nhất của việc tận dụng vi khuẩn là nó rất rẻ, dễ dùng và thân thiện với môi trường,” Meyer nói tiếp. “Bạn chỉ cần ‘trộn’ vi khuẩn với vật liệu ban đầu, và khi bạn kiểm tra nó vào ngày hôm sau thì sản phẩm đã được hình thành rồi. Chẳng có chất thải hóa học mà bạn thường đối mặt khi áp dụng các phương thức truyền thống.”
Ấn tượng hơn nữa, để in ra vật liệu chỉ cần loại máy in 3D thông thường, điều mà Meyer cho là cực kỳ quan trọng đối với dự án này. “Chúng tôi không muốn dùng một loại máy siêu đắt tiền, hay cần phải được huấn luyện đặc biệt để sử dụng,” bà nói. Ý tưởng đằng sau nó là phát triển mọt quá trình sản xuất dễ dàng tiếp cận bởi mọi người và được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới sử dụng.
Trong một ví dụ mới đây, đội ngũ các nhà khoa học đã kết hợp khuẩn E. coli với một loại gel làm từ tảo. Sau đó họ in 3D vật liệu kia vào một đĩa mẫu vật có các i-on canxi. Loại gel này cô đặc lại khi tiếp xúc với canxi, đảm bảo rằng vi khuẩn không thoát ra ngoài được. Hóa ra, việc in vi khuẩn thành một hàng thẳng có độ rộng chỉ 1mm đã hoàn toàn thực hiện được rồi.
Với việc in 3D đang ngày càng phổ biến, có lẽ giờ vấn đề duy nhất mà bạn cần lo ngại đó là đồ ăn thức uống cũng sắp sửa được in 3D rồi.
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng