“Một khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh của Trung Quốc là khả năng làm việc với chính quyền”, Fan Bao, CEO của China Renaissance, nói với CNBC.
Với 2/3 dân số dưới 30 tuổi và một nền kinh tế sẵn sàng đa dạng hóa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Ả-rập Xê-út hiện là mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, theo CEO của một ngân hàng đầu tư được hãng tin CNBC phỏng vấn, chính những ông lớn công nghệ đến từ Trung Quốc, chứ không phải từ Mỹ, mới là những người sẽ chiến thắng trong cuộc đua giành được thị trường mang lại lợi nhuận lớn này.
“Các đại gia công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent đều được hình thành bằng cách kết hợp nhiều công ty lại với nhau và đang theo đuổi nhiều ngành kinh doanh hơn so với những đối thủ đến từ Mỹ của họ như Google và Facebook”, Fan Bao, CEO của China Renaissance, nói với CNBC.
Ông Bao giải thích rằng vì những đại gia này là ngôi nhà chung của nhiều doanh nghiệp nên điều này hết sức hữu ích trong việc hấp dẫn các tài năng công nghệ hàng đầu. Đây là vấn đề chủ chốt đối với những thị trường mới nổi vì ở khu vực này khó có thể tìm được các nhân viên với nền tảng kiến thức phù hợp.
Ngoài ra, ông Bao cũng cho biết thêm rằng “một khía cạnh quan trọng trong mô hình kinh doanh của Trung Quốc là khả năng làm việc với chính quyền”. Cảm thấy thoải mái khi hoạt động trong mối quan hệ gần gũi với nhà nước có thể mang lại hiệu quả đặc biệt cho họ ở những quốc gia như Ả-rập Xê-út và khu vực Trung Đông, nơi mà chính phủ đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tuy vậy, kinh doanh với sự phụ thuộc tương đối vào chính phủ cũng có thể mang đến những điều tích cực. Mohamed Abdelmeguid, chuyên gia phân tích về Trung Đông và châu Phi tại Economist Intelligence Unit, nói với CNBC: “Chính phủ Ả-rập Xê-út, với lượng tài sản lớn đang nắm giữ trong tay, có thể cung cấp sự bảo đảm nợ, làm giảm bớt yếu tố rủi ro cho một thương vụ đầu tư – đặc biệt là vào thời điểm giá dầu xuống thấp”.
Chưa cần nói đến những sự bảo đảm này thì Abdelmeguid cũng đồng ý với ông Bao rằng các công ty Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn so với những đối thủ đến từ Mỹ khi bước vào các thị trường còn ở giai đoạn ban đầu. Điều này được minh chứng qua kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh, dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới của Trung Quốc.
Thứ Tư tuần trước, khi trò chuyện với CNBC tại hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai ở Riyadh, Ả-rập Xê-út, Winston Cheng, chủ tịch phụ trách mảng quốc tế của công ty thương mại điện tử đến từ Trung Quốc JD.com nói rằng ông đã thấy một cơ hội quan trọng trong khu vực này, với rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra ở đây. Ông Cheng cho biết thêm JD.com đang tìm kiếm những đối tác trên thị trường quốc tế.
Abdelmeguid cho rằng sự kết nối của Trung Quốc với thị trường Ả-rập Xê-út là khá mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh này.
Nhưng xét cho cùng, mối quan hệ này là một sự cộng sinh hữu ích. “Trong khi Ả-rập Xê-út đang tìm kiếm những nguồn tiền mới cho các kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của mình thì Trung Quốc sẵn sàng bảo đảm những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận lớn ở vương quốc này – chẳng hạn như vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) sắp tới ở công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco”, ông nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng