Vì sao bé Sa không thể cùng mẹ Quỳnh Trần làm vlog, thậm chí có nguy cơ mất kênh YouTube vĩnh viễn?
Đây là lý do đứng đằng sau những biến cố xảy ra gần đây của 2 mẹ con Quỳnh Trần và bé Sa.
Mới đây, thông tin về việc kênh YouTube của mẹ con Quỳnh Trần-bé Sa bỗng nhiên gặp nhiều biến cố bất ngờ không báo trước khi cả 2 không thể cùng xuất hiện trong video mới nhất. Điều này đã khiến cư dân mạng nói chung và các fan nói riêng đứng ngồi không yên xen lẫn khó hiểu. Cụ thể, YouTube đã áp dụng một số hình phạt hạn chế chức năng của kênh, khiến cho công việc đăng tải video gặp thêm nhiều khó khăn về cả cách thức cũng như lợi ích nhận về so với trước.
Bé Sa không còn lên hình cùng mẹ trong video mới.
Thực chất, cách xử lý này của YouTube đã được thông báo trước từ cách đây vài tháng, nhưng chỉ tới đầu tháng 1/2020 mới thực sự rộ lên và khiến nhiều chủ kênh tá hỏa vì chưa kị tìm hiểu kỹ ngọn ngành. Đó cũng chính là cốt lõi nguyên nhân gây nên tình trạng "xa cách" của 2 mẹ con Quỳnh Trần trong những vlog tương lai, không còn có thể dễ dàng xuất hiện cùng trong một một khung hình như trước.
Đạo luật nghiêm khắc dành cho nội dung Internet liên quan tới trẻ em
Tháng 9/2019 vừa rồi, Google - công ty mẹ sở hữu YouTube - đã chấp thuận tuân theo Đạo luật Bảo vệ Quyền riêng tư của trẻ em trên Internet (COPPA) từ Ủy ban Thương mại Liên bang hoa Kỳ, cam kết sẽ đưa định hướng YouTube hoạt động đúng như chỉ thị đặt ra. Trong đó, những sản phẩm và nội dung có liên hệ tới trẻ em xuất hiện trên YouTube sẽ không còn là chuyện đơn giản như xưa, sẵn sàng bị xử phạt nặng về tài chính và lợi nhuận nếu vi phạm, áp dụng cho cả chính YouTube và các chủ kênh.
Giai đoạn đầu thông báo, YouTube đã thử nghiệm và áp dụng ở một bộ phận nhỏ, cho tới ngày 6/1/2020 vừa qua đã chính thức áp dụng trên toàn bộ nền tảng. Theo đúng những gì đã đặt ra, mọi nội dung liên quan tới trẻ em trên YouTube sẽ bị đưa vào vòng kiểm duyệt vô cùng gắt gao. Mọi chủ kênh YouTube nay sẽ phải làm một "bài kiểm tra" để xác nhận kênh của họ có thuộc thể loại dành cho trẻ em hay không. Sau đó, những biện pháp tiếp theo sẽ dần được áp dụng tùy vào kết quả.
Video dành cho trẻ em nay không còn dễ dàng lưu hành và đăng tải như trước.
Dĩ nhiên, động thái này chắc chắn sẽ khiến lợi nhuận chung từ quảng cáo của YouTube bị thâm hụt mạnh mẽ do các video trẻ em không được phép dính dáng tới việc kiém tiền - dự kiến YouTube có thể mất tối đa 50 triệu USD hàng năm so với trước. Dù vậy, đây được coi là quyết định đúng đắn và mạnh mẽ giúp đưa tiêu chuẩn cộng đồng trở nên nghiêm ngặt và trong sạch hơn. YouTube cũng hứa hẹn sẽ hỗ trợ hết sức những chủ kênh gặp khó khăn trong quá trình chuyển giao này.
Chỉ thị và hướng dẫn chính thức từ YouTube
Theo Google/YouTube, mọi chủ kênh cần tuân thủ nghiêm túc và trách nhiệm trong việc xác định thể loại nội dung của mình: Có hay không dành cho khán giả là trẻ em nhỏ tuổi. YouTube sẽ hỗ trợ tự phát hiện và nhận diện vấn đề này nhờ hệ thống thông minh của mình, từ đó nhắc nhở kịp thời cho các chủ kênh chưa kịp cập nhật. Mặt khác, bất kỳ ai cũng có thể tự kiểm tra và chọn lọc xem kênh của mình có thuộc phạm vi cần xác nhận hay không, dựa vào những tiêu chí nội dung như:
- Xuất hiện trẻ em hoặc các nhân vật dành cho trẻ em.
- Các nhân vật trong phim hoạt hình hoặc chương trình phổ biến dành cho trẻ em.
- Hoạt động đóng kịch hoặc kể chuyện có sử dụng đồ chơi dành cho trẻ em.
- Các nhân vật chính là trẻ em tham gia những loại hình chơi đùa tự nhiên thường gặp như chơi đóng kịch và/hoặc các trò chơi tưởng tượng.
- Các bài hát, câu chuyện kể hoặc bài thơ phổ biến dành cho trẻ em.
Độ tuổi của trẻ em ở Hoa Kỳ được xác định là bất kỳ ai dưới 13 tuổi, tuy nhiên có thể xê dịch tùy quốc gia nếu như có bằng chứng về luật phát lưu hành công nhận. Nếu chủ kênh cố tình phân loại sai hoặc không tuân theo những gì đã đặt ra, hình phạt áp dụng nặng nhất có thể là xóa kênh mãi mãi.
Nếu kênh của bạn được xác định "dành cho trẻ em", toàn bộ các video có mặt trên đó (bao gồm cả livestream) sẽ bị loại bỏ hoàn toàn những tính năng sau:
- Quảng cáo được cá nhân hóa
- Bình luận
- Hình mờ thương hiệu của kênh
- Nút quyên góp
- Thẻ hoặc Màn hình kết thúc
- Trò chuyện trực tiếp hoặc Quyên góp trong cuộc trò chuyện trực tiếp
- Chuông thông báo
- Phát lại trong Trình phát thu nhỏ
- Super Chat hoặc Hình dán đặc biệt
- Lưu vào danh sách phát
Ngoài ra, kênh YouTube dành cho trẻ em cũng không có chức năng "Cộng đồng" hoặc được phép thiết lập hội viên của kênh.
Dựa trên những quy định này, mọi thứ đã dẫn trở nên dễ hiểu khi những ngày gần đây Quỳnh Trần đã bị tắt bình luận, tắt kiếm tiền trên các video và mất luôn tab "Cộng đồng" trên kênh của mình. Mặc dù kênh đã được đổi tên thêm chữ "Family" ở cuối nhưng bấy nhiêu đó là chưa đủ để được YouTube chấp thuận. Trước đó, Khoai Lang Thang và Thơ Nguyễn cũng là 2 gương mặt liên quan tới nội dung trẻ em khác đều gặp phải những hạn chế tương tự, đúng như cách YouTube ra chỉ thị từ cuối năm ngoái.
Tab "Cộng đồng" đã biến mất khỏi giao diện kênh.
Ở một diễn biến khác, YouTube sẽ chuyển dịch nội dung trẻ em hợp pháp sang ứng dụng và nền tảng YouTube Kids riêng rẽ hoàn toàn. Đây là nơi có những điều luật kiểm soát chặt chẽ và khắt khe hơn so với YouTube thông thường, bởi nội dung trên đây được chuyên tâm cho đối tượng khán giả nhỏ tuổi, chưa thể nhận thức được đầy đủ và cần có sự dẫn dắt đúng đắn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng