Vào lúc 5h45 sáng nay tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục gặp sự cố gây ảnh hưởng tới kết nối internet quốc tế.
Vào lúc 5h45 sáng nay tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục gặp sự cố gây ảnh hưởng tới kết nối internet quốc tế. Đây có lẽ không còn là chuyện quá xa lạ với người dùng internet Việt Nam, khi mà cứ vài tháng thì tuyến cáp AAG xuyên Thái Bình Dương này lại đứt một lần. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cáp quang bị đứt như điều kiện tự nhiên, tàu đánh cá, con người và trong số đó còn có nguyên nhân do cá mập cắn.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng việc cá mập cắn đứt cáp quang chỉ là câu chuyện nói đùa, nhưng trên thực tế đã có một video quay lại cảnh một con cá mập đang giằng xé và cố cắn đường đây cáp quang dưới đáy biển của Google. Để rồi sau đó, Google đã phải nâng cấp đường cáp quang biển của mình với lớp vỏ chống đạn bằng vật liệu Kevlar bên ngoài để tránh bị cá mập cắn đứt.
Mặc dù cá mập cắn không phải nguyên nhân chính khiến cáp quang bị đứt, nhưng có một sự thật là những đường cáp này có sức hút kỳ lạ đối với loài săn mồi này. Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu để giải thích vì sao loài cá mập lại rất thích cắn những sợi cáp quang dưới đáy biển.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của vụ “cắn đứt” cáp quang biển đầu tiên là vào năm 1985. Họ phát hiện thấy dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary. Và từ đó một trong những nguyên nhân gây ra đứt cáp biển được biết đến nhiều nhất là do cá mập cắn.
Không giống với các đường cáp quang ngắn trên đất liền hay cáp đồng, cáp quang biển có chiều dài rất lớn và do đó nó cần có một điện áp rất cao để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu. Chính điện áp lớn đã tạo ra một từ trường xung quanh chiều dài của sợi cáp. Thông thường xung quanh các sợi cáp quang biển sẽ có một từ trường khoảng 50 Hz do dòng điện xoay chiều cấp năng lượng cho bộ khuếch đại bên trong gây ra.
Cáp quang biển có điện áp rất lớn, sinh ra từ trường xung quanh.
Trong khi đó cá mập là một loài săn mồi có khả năng cảm nhận được từ trường để bắt con mồi. Vì vậy chúng thường tưởng nhầm từ trường phát ra đó là từ con mồi và tấn công những sợi cáp quang biển. Khi sợi cáp quang bị cá mập cắn có thể không đứt đôi, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng truyền tải dữ liệu.
Vì khi hàm răng sắc nhọn của cá mập xuyên qua lớp vỏ polyethylene bọc bên ngoài sợi cáp quang, nó sẽ tạo những lỗ thủng khiến nước biển tiếp xúc với các ống đồng và lõi cáp. Dòng điện cấp cho bộ khuếch đại bị rò rỉ ra ngoài khiến cho nó không thể khuếch đại tín hiệu ánh sáng và làm gián đoạn việc truyền tải dữ liệu.
Cũng có những ý kiến khác cho rằng cá mập thích cắn những sợi cáp này đơn giản chỉ vì tính tò mò. Giáo sư Chris Lowe là một người chuyên nghiên cứu về cá mập tại Đại học bang California cho rằng cá mập thường hay cắn những sợi cáp biển đơn giản vì chúng thích như vậy, chứ không phải vì hành động săn mồi. “Nếu bạn đưa một miếng nhựa có hình ống ra phía trước một con cá mập. Chắc chắn nó sẽ muốn ngoạm lấy miếng nhựa đó không phải vì nó nghĩ có thể ăn được”. Đó là hành động tự nhiên mà chúng ta có thể thấy ở nhiều loài động vật như chó, mèo khi chúng đùa nghịch với những đồ vật xung quanh.
Tuy nhiên cho dù lý do có là như thế nào đi chăng nữa thì tỷ lệ cáp quang biển bị đứt do cá mập cắn là thấp hơn rất nhiều so với nguyên nhân do con người. Tới 70% số vụ đứt cáp quang biển là do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang, hay là do các hành động chủ ý cắt và đánh cắp cáp quang biển để chuộc lợi cho bản thân. Do đó chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho những chú cá mập mỗi khi đường cáp quang AAG lại gặp sự cố như hôm nay.
>>Cư dân mạng lại miệt mài "chế" ảnh nhân dịp đứt cáp quang lần thứ "n"
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng