Bởi vì, với Trung Quốc, ai làm đầu tiên không quan trọng, điều quan trọng nằm ở chỗ ai là người làm tốt nhất, và copy cũng … chẳng có gì phải xấu hổ!
Copycat – theo từ điển, có nghĩa là “người hay bắt chước”. Nhưng copycat hầu như đã trở thành một từ đồng nghĩa với bối cảnh của nền công nghệ Trung Quốc trong thập kỷ qua. Mặc dù những ngày tháng thịnh vượng của “nền kinh doanh copy” đó đã qua, song mô hình nổi tiếng này vẫn đang rất thịnh hành đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp của Trung Quốc. Và tất nhiên, nhiều công ty internet Trung Quốc cũng đang tích cực copy lẫn nhau!
Vì sao lại có nhiều công ty internet Trung Quốc đi copy như vậy? Sau đây là những lý do khiến các hãng công nghệ Internet Trung Quốc “quen thói” copy và thực trạng hiện nay, theo phân tích của trang công nghệ Tech in Asia.
Ai làm đầu tiên không quan trọng, quan trọng là ai làm tốt nhất
Điều này hoàn toàn đúng ở hầu hết các thị trường công nghệ, nhưng ở Trung Quốc, nó thậm chí còn đúng hơn nữa: Chiến thắng trong cuộc đua đưa ra ý tưởng mới thường chẳng mang lại cho bạn điều gì. Trong cộng đồng công nghệ khởi nghiệp rất đông đúc của Trung Quốc, đi đầu không phải là lợi thế cạnh tranh đáng kể. Nếu một công ty khác cũng triển khai ý tưởng đó, dù muộn hơn vài tháng, song lại tốt hơn, họ sẽ chiến thắng.
Và thực tế, ở Trung Quốc, đi đầu lại có thể là một bất lợi. Chẳng hạn, hãng Fanfou, dịch vụ tiểu blog đầu tiên ở Trung Quốc. Họ đánh bại tất cả các đối thủ lớn trong nước và quốc tế thâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng chính phủ lại không thoải mái với tiềm năng tiểu blog sẽ khiến những quan điểm trái ngược được dịp lan truyền, vì thế Fanfou đã đóng cửa. Song điều đó đã mang lại cho các hãng công nghệ lớn như Sina và Tencent có nhiều thời gian xây dựng các dịch vụ tiểu blog của riêng họ, và đưa ra những cam kết nhằm xoa dịu quan ngại của chính phủ. Vào thời điểm các quy định đã được rõ ràng, Fanfou được phép mở lại dịch vụ, thì đã quá trễ cho Fanfou: các đối thủ cạnh tranh đã tung ra những dịch vụ ưu việt hơn như Sina Weibo.
Đi đầu trong bất cứ lĩnh vực mới nào trên internet tại Trung Quốc cũng có nghĩa là trở thành một vật thí nghiệm, vì những người đi đầu chưa hiểu rõ người tiêu dùng sẽ phản ứng thế nào và chính phủ muốn kiểm soát lĩnh vực đó ra sao. Chờ đợi và copy ý tưởng của một ai đó, nhưng thực thi nó tốt hơn thường là con đường an toàn hơn và thành công hơn, vì đã tránh được những rủi ro tiềm ẩn, thay vào đó lại có thể thoải mái copy ý tưởng mà biết chắc là có thể thành công.
Xiaomi được xem là đã copy nhiều ý tưởng của Apple. Thậm chí, CEO Xiaomi còn được gọi là "Steve Jobs của Trung Quốc"
Copy mô hình của nước ngoài
Xét về lịch sử, các doanh nghiệp internet Trung Quốc đã copy ý tưởng và cách làm của các doanh nghiệp internet phương Tây, vì họ biết những cách làm đó phát huy tác dụng. Bởi hệ sinh thái internet của Trung Quốc vẫn chưa phát triển bằng Mỹ, vì thế nhìn vào các công ty công nghệ thành công của Mỹ cũng như nhìn thấy tương lai của Trung Quốc: một mô hình đang ăn nên làm ra tại Mỹ có thể sẽ ăn nên làm ra tại Trung Quốc mấy năm sau. Và những công ty công nghệ Trung Quốc từ chối copy sẽ không tránh khỏi bị tụt lại phía sau.
Mặc dù các công ty internet thành công nhất của Trung Quốc hầu hết đều bắt đầu bằng cách copy lại các đại gia công nghệ nước ngoài, song những ngày này, nền internet Trung Quốc đã có sự phát triển riêng. Thời các công ty Trung Quốc copy trực tiếp từ mô hình của nước ngoài và tự tin họ sẽ thành công đã qua, vì người dùng internet Trung Quốc có những thói quen và mong muốn khác với các nước phương Tây. Ngày nay, một doanh nghiệp Trung Quốc có thể khao khát mô hình thành công của một công ty Mỹ, nhưng để copy nó vào Trung Quốc, họ có thể phải thay đổi để phù hợp với thị hiếu trong nước.
Copy không xấu hổ …
Cũng cần nói thêm là việc copy của các công ty khác, đặc biệt là các công ty nước ngoài, không gây ra các rủi ro cho doanh nghiệp Trung Quốc như khi hành động đó xảy ra ở Mỹ. Bởi vì các điều luật về sở hữu trí tuệ phương Tây không được áp dụng tại Trung Quốc, nên hành vi copy đó hầu như không bị kiện tụng hay khiến các doanh nghiệp phải xấu hổ.
… nhưng copycat có thật là thực trạng của nền công nghệ Trung Quốc?
Điều quan trọng là ngày nay, có rất ít công ty copy trực tiếp và gặt hái thành công ở Trung Quốc. Vào những ngày đầu tiên của internet ở Trung Quốc, mô hình copy trực tiếp các dịch vụ phương tây mang lại thành công vì ít có sự cạnh tranh. Nhưng những ngày đó đã qua. Giờ đây, tất cả là chiến lược thực hiện, và bởi thị trường internet Trung Quốc khác biệt, nên không ai copy trực tiếp, hoàn toàn cách làm của một công ty nước ngoài, vì họ có thể bị những đối thủ địa phương khác, những hãng cũng lấy ý tưởng đó và áp dụng tốt hơn trên thị trường nội địa.
Nói cách khác, copycat đã trở thành một khái niệm lỗi thời ở Trung Quốc, và không còn miêu tả chính xác về thực trạng của nền công nghiệp công nghệ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc vẫn học hỏi các công ty công nghệ nước ngoài thành công, nhưng đưa những sản phẩm đó vào Trung Quốc, cần có những thay đổi lớn và sáng tạo để thích nghi thị trường.
Theo ICTNews
Trong lúc bạn đang say với BPhone, Xiaomi đã âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng