Vì sao Facebook gây nghiện? Sự thật được tiết lộ bởi một cựu nhân viên của Google!
Mạng xã hội lớn nhất hiện nay không ai khác chính là Facebook. Nhưng sự thành công này đến từ đâu?
Khi còn thai nghén tại Harvard, khó ai tin rằng Mark Zuckerberg lại có thể đưa Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Và với sự phát triển của smartphone, thời đại của Facebook sẽ còn kéo dài đến rất lâu sau này.
Nhưng như vậy cũng có thể hiểu, sự thành công của Facebook nằm ở việc họ lôi kéo người dùng sử dụng sản phẩm mọi lúc mọi nơi, hay còn gọi là hiện tượng nghiện Facebook.
Và họ đã làm được điều này bằng cách... hack não người dùng. "Điều khiển, định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người dùng" - đó là những gì được tiết lộ bởi Tristan Harris - cựu quản lý điều hành sản phẩm của Google.
Đó là phương pháp được nhiều đại gia ngành công nghệ sử dụng, bao gồm cả Google, Twitter nữa. "Họ có rất nhiều mánh khoé để đảm bảo rằng bạn sẽ dùng sản phẩm của họ càng lâu càng tốt" - Harris cho biết.
Tristan Harris - cựu quản lý sản phẩm của Google
Một trong số đó là cơ chế thông báo - notification trên điện thoại di động. Theo Harris, Facebook đã thiết kế những thông báo này theo cách kích thích não bộ nhất có thể, sao cho mỗi khi check điện thoại là một lần... ngồi đánh bạc.
"Mỗi khi check qua điện thoại, cảm giác giống như chơi đỏ đen vậy. Đó là một cách kiểm soát hành vi và hình thành thói quen của chúng ta" - Harris cho biết.
"Khi bật Facebook lên cũng giống như lúc đánh bạc. Sẽ có lúc bạn nhận được phần thưởng, khiến bản thân trở nên phấn khích. Và hóa ra, tất cả đều là thiết kế có chủ đích".
Cơ chế "theo dõi" cũng là một hình thức làm não bộ của người dùng trở nên phấn khích hơn, khi chứng kiến lượng follower tăng từng ngày. Đây cũng là cách mà Twitter hay Instagram sử dụng.
Trong khi đó, Snapchat lại có nghĩ ra một công cụ khác: "Score" - điểm. Score là số tin nhắn (snap) bạn đã nhận và gửi đi. Nó sẽ hiện ngay bên cạnh tên bạn trong danh bạ của người khác, và cũng vì thế mà tạo ra sự phấn khích khi chứng kiến điểm số của mình tăng lên.
Hệ quả không tốt của một xu hướng...
Theo Harris, các ông lớn công nghệ hiện đang bước vào một cuộc đua "chiếm não" của người tiêu dùng. Họ phải thu hút sự chú ý, sao cho người dùng phải dán mắt vào màn hình càng lâu càng tốt. Ai làm được điều này sẽ là kẻ chiến thắng.
Nhưng rõ ràng đây không phải là thế giới chúng ta muốn thấy, đúng không? Khi ai cũng tìm cách lôi kéo sự chú ý, nạn nhân sẽ là chính chúng ta - người tiêu dùng. Sẽ ra sao nếu như mọi người đều dán mắt vào màn hình điện thoại và làm mọi thứ trên đó? Đó là một thảm họa cho các mối quan hệ ngoài thực tiễn.
Tệ hơn nữa, các thế hệ sau sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, vì các ứng dụng này sẽ hủy hoại khả năng tập trung ở trẻ nhỏ. Chúng sẽ làm được gì khi ngồi học 1 phút thì "lướt phây" 5 phút?
Đây có lẽ là câu hỏi cần chính phụ huynh trả lời. Harris cho rằng các bậc phụ huynh nên để con em mình sử dụng mạng xã hội một cách có kiểm soát, đặc biệt là về thời lượng sử dụng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng