Vì sao giới khoa học vẫn mãi chưa giải thích được hiện tượng Mặt Trăng to hơn ở sát đường chân trời?
Ảo ảnh Mặt trăng đã làm bối rối các nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại và những bộ óc lỗi lạc nhất của Cách mạng Khoa học – và nó vẫn tiếp tục là thách thức cho tới ngày nay.
Nếu nhìn lên bầu trời, con người sẽ nhận thấy Mặt trăng trông to hơn khi mọc hoặc lặn? Đây chính là hiện tượng ảo ảnh Mặt trăng, một nhận thức sai lệch về mặt quang học khiến Mặt trăng trông to hơn khi ở gần đường chân trời so với lúc ở trên cao.
Triết học gia Hy Lạp Aristotle thường được cho là đã suy ngẫm về hiệu ứng này vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Ông cho rằng hiện tượng này là do đặc tính phóng đại của bầu khí quyển Trái đất. Từ đó, ông đã đưa ra lý thuyết giả định rằng: "Khi nhìn Mặt trăng ở đường chân trời, ánh sáng phải đi qua nhiều bầu khí quyển dày đặc hơn, khiến nó giãn ra như một chiếc kính lúp."
Ngày nay chúng ta biết rằng ảo ảnh Mặt trăng là một trò lừa của hệ thống thị giác con người, chứ không phải là hoạt động kỳ lạ của các yếu tố vũ trụ.
Hiện tượng Ảo ảnh Mặt Trăng cũng xuất hiện khi quan sát Mặt Trăng trong không gian.
Mặt Trăng có thể có kích thước khác nhau khi nhìn bằng mắt thường, nhưng bạn chỉ cần dùng thước kẻ để đo và nhận thấy nó vẫn giữ nguyên chiều rộng vào bất kỳ ngày nào, bất kể vị trí và thời điểm của nó ở đâu.
Giống như nhiều ảo ảnh quang học khác, câu đố này có thể xuất phát từ bối cảnh và góc nhìn. Hầu hết các giải thích hiện đại đều đồng ý rằng ảo ảnh Mặt Trăng liên quan đến việc não bộ của chúng ta không thể nắm bắt được kích thước và khoảng cách của các vật thể bất thường như Mặt Trăng, mặc dù không chắc chắn điều này xảy ra như thế nào và tại sao.
Một giả thuyết khác cho rằng các vật thể trên đường chân trời gồm cây cối, núi non và tòa nhà cùng cộng hưởng để tạo ra ấn tượng rằng Mặt Trăng ở gần hơn và do đó, chúng ta cảm nhận Mặt Trăng có kích thước lớn hơn.
Khi Mặt Trăng ở cao trên bầu trời, không có bất kỳ điểm tham chiếu trực quan nào gần đó nên khiến chúng ta cảm nhận Mặt Trăng ở xa hơn và nhỏ hơn.
Chúng ta thấy hiệu ứng tương tự trong ảo ảnh Ponzo nổi tiếng, trong đó hai đường thẳng giống hệt nhau có vẻ có độ dài khác nhau do bối cảnh của các đường hội tụ.
Cả hai đường ngang đều có cùng kích thước, mặc dù cảm giác méo mó về góc nhìn khiến nó có vẻ khác.
Bối cảnh rộng hơn của hình ảnh khiến não bộ cảm nhận đường trên xa hơn và lớn hơn, mặc dù cả hai đường đều có cùng kích thước trong thực tế. Chúng ta có thể tưởng tượng hình minh họa và lật ngược nó lại; dường như điều tương tự đang hoạt động với hiện tượng ảo ảnh Mặt trăng.
Khi Mặt trăng được đặt cạnh các vật thể quen thuộc trên đường chân trời, chúng ta có thể đánh giá được kích thước rộng lớn của nó. Khi Mặt Trăng ở trên cao trên bầu trời, không có vật thể quen thuộc nào để làm bối cảnh so sánh, nó trông kém đồ sộ và nhỏ hơn.
Tuy nhiên, như NASA giải thích, đây không phải là những lời giải thích hoàn hảo. Họ lưu ý rằng các phi hành gia trên không gian cũng trải nghiệm ảo ảnh Mặt Trăng nhưng họ không gặp vấn đề tương tự với các vật thể tiền cảnh trên đường chân trời làm lệch cảm giác của chúng ta về khoảng cách và kích thước.
Sau cùng, NASA vẫn chịu bó tay và đành đưa ra nhận định như sau: "Trong trường hợp không có lời giải thích đầy đủ về lý do tại sao chúng ta nhìn thấy hiện tượng ảo ảnh Mặt Trăng, chúng ta vẫn có thể đồng ý rằng - thực hay ảo - một Mặt Trăng khổng lồ là một cảnh tượng tuyệt đẹp.
Vì vậy, cho đến khi ai đó giải mã chính xác bộ não của chúng ta đang làm gì, có lẽ tốt nhất là chỉ nên tận hưởng hiện tượng ảo ảnh Mặt Trăng và những viễn cảnh u ám, ngột ngạt và đôi khi hoàn toàn ám ảnh mà nó tạo ra".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng