Vì sao Indonesia sẽ là trung tâm khởi nghiệp tiếp theo tại châu Á trong vài năm tới?
Với một nền kinh tế phát triển năng động, Indonesia đang thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nhân bỏ tiền vào đây. Không những thế, nhiều nhà khởi nghiệp cũng nhận ra Indonesia đang có những tiềm năng khá giống Trung Quốc vào năm 2008 trước khi thị trường startup bùng nổ.
Năm 2008, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đổ 4,2 tỷ USD vào Trung Quốc , cao hơn mức 2,8 tỷ USD của năm 2007. Rất nhanh sau đó vào năm 2015, tổng số tiền này đã tăng lên 37 tỷ USD, cao gấp đôi so với năm 2014.
Nhiều nhà khởi nghiệp cho rằng sớm hay muộn, Indonesia rồi sẽ nhận được đầu tư tương tự như Trung Quốc nhờ những tiềm năng vô cùng to lớn.
Với dân số 250 triệu người, đứng thứ 4 thế giới và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo sau Trung Quốc.
Dẫu vậy, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tương tự Trung Quốc như năm 2008. Đó là thương mại điện tử mới chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong bán lẻ (1,4% năm 2015), tỷ lệ phủ sóng Internet còn thấp (28% năm 2015) và thu nhập bình quân đầu người chưa cao (3.834 USD năm 2015).
Tuy nhiên, Indonesia đang có những chuyển biến tích cực khi doanh số từ thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng (khoảng 10 tỷ USD mỗi năm và dự kiến đạt 130 tỷ USD vào năm 2020), tăng trưởng kinh tế bình quân 5%/năm còn tỷ lệ sử dụng smartphone ước tính đạt 100 triệu người vào năm 2020.
Hơn nữa, Indonesia cũng là nước có tỷ lệ sử dụng nhiều di động nhất tại Đông Nam Á khi có đếm 70% số lượt truy cập Internet tại đây là qua smartphone. Tất cả những điều này kết hợp với cơ sở hạ tầng yếu và hệ thống hậu cần còn nghèo nàn khiến Indonesia trở thành một cơ hội to lớn cho thương mại điện tử.
Những thành công bước đầu
Minh chứng rõ ràng nhất là việc Indonesia đã xây dựng được 3 công ty khởi nghiệp kỳ lân có tổng giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Tất cả những công ty này đều được xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường địa phương cũng như bám sát với tình hình thực tế của Indonesia.
Tokopedia là một trang thương mại điện tử thành lập từ năm 2009 cho phép người dân và các doanh nghiệp kinh doanh đủ loại hàng hóa, từ giày cho đến tua vít.
Traveloka là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới du lịch được thành lập từ năm 2012 và hiện đang là hãng số 1 tại Indonesia trong ngành này.
Gojek là công ty tương tự với “Uber” tại quốc gia này với 200.000 chiếc xe ôm sẵn sàng phục vụ hành khách ở mọi nơi trên cả nước.
Thành công của 3 công ty trên chứng minh rằng những mô hình đã xây dựng được ở các thị trường khác hoàn toàn có thể ứng dụng tại Indonesia nếu có một số điều chỉnh cho phù hợp. Nguyên nhân là bất kỳ người tiêu dùng nào trên thế giới cũng có những nhu cầu cơ bản chung và các nhà khởi nghiệp chỉ cần điều chỉnh đôi chút là có thể tìm đúng giải pháp cho thị trường.
Gojek - mô hình tương tự Grab và Uber tại Indonesia
Đặc biệt hơn, 3 công ty thành công trên còn là minh chứng rõ ràng cho sự tương thích văn hóa để thành công giống như ở Trung Quốc. Lấy Uber làm ví dụ, họ không thể tương thích văn hóa Trung Quốc và đưa ra những chiến lược sai lầm, qua đó phải bán lại cho Didi Chungxing. Cũng giống như vậy, các startup ở Indonesia cần có sự tương thích văn hóa cao mà không phải nhà khởi nghiệp nước ngoài nào cũng có thể bắt chước.
Thêm vào đó, việc thiếu những số liệu về thị trường địa phương, thói quen tiêu dùng khiến các startup nội của Indonesia có lợi thế hơn rất nhiều, điều tương tự đã từng xảy ra với Trung Quốc. Việc các công ty phải nhờ dịch vụ tư vấn, khảo sát của những startup nội để có thể tìm hiểu số liệu, thói quen tiêu dùng địa phương không phải là hiếm.
Trong khi thị trường công nghệ Trung Quốc đang bước sang giai đoạn bão hòa thì những quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu tìm kiếm các thị trường mới khác. Tháng 6/2016, một nhóm những nhà đầu tư mạo hiểm lớn ở Trung Quốc đã sang họp với các nhà sáng lập của Gojek cùng nhiều startup khác.
Sau chuyến đi, các nhà đầu tư này đều cho rằng Indonesia có những tiềm năng tương tự Trung Quốc cách đây 7 năm và đây là cơ hội lớn để các quỹ mạo hiểm áp dụng những mô hình đã thành công vào thị trường này.
Một tin vui nữa cho các nhà đầu tư là Indonesia chưa bị ngập trong các dòng vốn và còn rất nhiều cơ hội. Từ đầu năm 2015 đến tháng 6/2016, các quỹ đầu tư mạo hiểm mới chi 3 tỷ USD cho các startup trên toàn Đông Nam Á, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 2,6 tỷ USD của Trung Quốc vào năm 2007.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng