Vì sao túi trên quần áo mới mua thường bị may kín? Và bạn sẽ nhận ra mình đã sai lầm khi biết sự thật
Có túi mà như không có túi, khi miệng túi chỉ sâu bằng đầu ngón tay thôi. Mục đích của chúng là gì?
Thoạt nhìn thì nó là túi, nhưng phần miệng lại miệng lại kín mít hoặc miệng túi chỉ sâu bằng cái móng tay.
Bạn cho rằng, chiếc túi này chỉ để nhằm mục đích trang trí thôi ư? Nhưng không đâu bởi ẩn sau cái túi tưởng giả đấy lại là 1 bí mật khiến bạn ngỡ ngàng.
Bí mật ẩn sau những chiếc túi tưởng như là "fake"
Có 2 cách để biết chiếc túi kín miệng ấy là thật hay fake. Đầu tiên là dựa vào độ dày của vải: nếu phần túi dày hơn bình thường, thì nhiều khả năng đó là một chiếc túi thật.
Hoặc hãy thử kéo miệng túi mạnh một chút. Nếu đó là túi thật, miệng túi sẽ có chỉ khâu một cách lỏng lẻo, kéo ra là biết ngay.
Sau khi xác định được đó là túi thật hay fake, bạn có thể cắt chỉ và mở nó ra bằng dao hoặc kéo.
Tại sao túi thật mà khâu miệng như giả vậy?
Mục đích chính của việc này là để giữ dáng quần áo khi cất chúng trong kho. Hoặc khi treo ở cửa hàng, miệng túi mở có thể khiến dáng áo trở nên xộc xệch, nên việc khâu lại là cần thiết.
Tuy nhiên, từ khi nào mà những chiếc túi này tồn tại? Hóa ra, đằng sau nó là cả một câu chuyện dài.
Trong giai đoạn thế kỷ 17 đến trước 19, túi áo, túi quần chưa hề xuất hiện. Thay vào đó là các túi vải có thể tháo rời, được gắn bên dưới những chiếc váy rộng thùng thình. Cùng một chiếc túi ấy, họ có thể gắn vào nhiều chiếc váy khác nhau.
Những chiếc túi rời được giấu dưới váy trong thế kỷ 17
Giai đoạn đầu thế kỷ 19, thời trang bắt đầu có sự biến chuyển mạnh. Váy vóc khi đó mỏng hơn, gọn hơn, ôm dáng hơn, khiến việc nhét thêm một chiếc túi rời bên dưới là không thể.
Đó cũng là lúc quần áo được may thêm túi áo, túi quần ra đời, nhằm giúp váy vóc của phụ nữ có thêm một bộ phận tiện dụng hơn.
Nhưng đến giữa thế kỷ 19, thời trang lại một lần nữa biến đổi. Lần này, những chiếc túi vẫn ở đó, nhưng thường được khâu lại.
Theo Sarah C. Byrd - chuyên gia lịch sử về thời trang thuộc Học viện công nghệ thời trang (Mỹ), lý do là vì thời trang lúc này đã bắt đầu thiên về hướng "ôm và tôn dáng người mặc". Và nếu như vậy thì việc để miệng túi mở sẽ khiến dáng bị lệch đi, không còn đúng như ý đồ của nhà thiết kế nữa.
Byrd cho biết, những chiếc túi như vậy giống như một cách "nhắc nhở" người mặc không nên mở nó ra.
"Là một nhà thiết kế, bạn sẽ chẳng muốn người ta cứ thọc tay vào túi, khiến đường may xô lệch đi" - Byrd cho biết. "Nếu muốn trở nên thật phong cách với dáng vẻ sang trọng, thì đừng có mở nó ra. Nhưng nếu bạn muốn dùng túi thì cứ việc cắt chỉ là được."
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng