Vị thế vua TMĐT của Amazon bị đe dọa bởi startup 11 năm tuổi: Bán mọi thứ từ máy giặt tới kim băng, sắp ra mắt thương hiệu thời trang cao cấp
Shein được mệnh danh là thương hiệu thời trang nhanh đáng sợ nhất mọi thời đại.
- Lập trình viên bí ẩn thành CEO Alibaba: Nhân viên kỳ cựu cũng không biết gì về sếp mới, tương lai sống còn của đế chế 220 tỷ USD nằm trong tay người từng theo Jack Ma đi họp
- Chân dung tân Chủ tịch Alibaba: Là bạn tri kỷ của Jack Ma, từ vị trí lương 50 USD/tháng đến chiếc ghế Chủ tịch đế chế 240 tỷ USD
- Jack Ma cảnh báo Alibaba giẫm vết xe đổ Nokia, Kodak, khi ông hoàng TMĐT dần mất ngôi vương
- Khi Jack Ma đi dạy học và thi toán: Những hình ảnh đứng lớp đầu tiên của vị tỷ phú công nghệ Alibaba
- Chủ tịch Alibaba vừa lên tiếng xác nhận: Jack Ma 'còn sống' và 'rất hạnh phúc', 'đang suy tính điều gì đó'
Chỉ trong vài năm, Shein, từ một thương hiệu bán quần áo giá rẻ tại Trung Quốc, đã trở thành gã khổng lồ ngành thời trang nhanh toàn cầu. Thậm chí, nền tảng này còn đang tham vọng đọ sức với ‘bậc lão niên’ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Shein, có trụ sở tại Singapore, đang chuyển hướng trở thành một nền tảng bán mọi thứ từ máy làm đá trị giá 1.200 USD đến chiếc kim băng 50 xu trực tiếp cho người tiêu dùng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh gã khổng lồ thời trang đang tìm kiếm cơ hội phát triển mới và dĩ nhiên, chúng đồng nghĩa với việc hãng sẽ phải cạnh tranh với sàn thương mại điện tử lớn như Amazon. com hay Temu (thuộc sở hữu của công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings).
Theo WSJ, Shein đã ra mắt thị trường Mexico, Brazil và Mỹ, tiếp theo đến châu Âu. Thương hiệu cũng đang mở rộng danh mục bán hàng sang lĩnh vực làm đẹp và phong cách sống, đồng thời tìm kiếm bên cung cấp bên thứ ba để gây được tiếng vang với tệp khách hàng trung thành.
Được biết, Shein đang đặt mục tiêu khuyến khích 100.000 người bán đạt doanh thu hàng năm lên tới 100.000 USD. 10.000 người trong số đó đạt doanh thu hàng năm 1 triệu USD trong 36 tháng liên tiếp. Hầu hết các sản phẩm đều được bán với giá thấp, song Shein tại Mỹ hiện đang hợp tác với các thương hiệu cao cấp như Paul Smith và Stuart Weitzman để đa dạng hóa danh mục.
Để tìm kiếm người bán bên thứ ba, Shein tung ra rất nhiều các ưu đãi trên mạng xã hội Trung Quốc, từ miễn phí hoa hồng 3 tháng đầu đến chính sách 0 đồng quảng cáo. Điều kiện tham gia nền tảng là người bán phải đạt doanh thu hàng năm 2 triệu USD trên Amazon.
Shein đã chiếm được cảm tình của hàng triệu thanh thiếu niên Mỹ với những chiếc váy 5 USD và quần jean 9 USD thời thượng. Công ty 11 năm tuổi này hiện là nhà bán lẻ thời trang nhanh hàng đầu nước Mỹ với 40% thị phần, theo Earnest Analytics có trụ sở tại New York.
Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của Shein. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International ước tính hãng này ghi nhận doanh thu 8 tỷ USD vào năm ngoái, qua đó cho thấy Mỹ chiếm khoảng 25% tổng giá trị hàng hóa của Shein. Shein không bán hàng cho người tiêu dùng ở Trung Quốc - nơi thị trường thương mại điện tử đã bão hòa.
Dẫu vậy, thời gian gần đây, Shein được cho là đã mất đà ở Mỹ. Tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại 13% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm 2023, theo dữ liệu từ Earnest Analytics. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 59% và 223% lần lượt trong cùng kỳ năm 2022 và 2021. Đến tháng 5, định giá thương hiệu giảm xuống chỉ còn 66 tỷ USD.
Dẫu vậy, Shein vẫn rất lạc quan vào tương lai. Theo Neil Saunders, một nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData, thương hiệu này mang lại rất nhiều “những triển vọng tốt đẹp để trở nên khổng lồ”.
Theo Financial Times, Shein kỳ vọng doanh thu hàng năm đạt 58.5 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 22.7 tỷ USD vào năm ngoái. Điều này đồng nghĩa thương hiệu thời trang nhanh này sẽ vượt doanh số bán hàng hàng năm hiện tại của các “đại gia” bán lẻ như H&M và Zara.
Hãng cũng đang nhắm mục tiêu đến những người theo dõi đông đảo và trung thành, cộng thêm sự hiện diện ấn tượng trên mạng xã hội để nhanh chóng lan truyền xu hướng mới. Được biết, Shein có nhiều người theo dõi trên TikTok hơn bất kỳ thương hiệu may mặc nào khác, theo một báo cáo gần đây do ngân hàng đầu tư UBS công bố. Trên Instagram, nó có số lượng người theo dõi nhiều thứ ba và giành được rất nhiều lượt thích (like).
“Nếu có thể gắn bó với khách hàng trẻ trong nhiều năm, Shein sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Amazon”, Brian Ehrig, đối tác trong lĩnh vực thực hành tiêu dùng của công ty tư vấn Kearney, cho biết.
Theo các chuyên gia, thành công của Shein chủ yếu đến từ thuật toán dự đoán nhu cầu và sở thích của khách hàng. Công ty ký hợp đồng với hàng nghìn nhà máy nhỏ, đặt hàng số lượng nhỏ để áng chừng nhu cầu và chỉ bổ sung nếu thị trường cần đến. Điều này giúp hãng cắt giảm tối đa lượng hàng tồn kho xuống mức 1 con số - thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành là 30%.
Theo Pernot-Day, Shein sẽ tiếp tục sản xuất quần áo, mỹ phẩm và các sản phẩm đậm chất phong cách sống. Bằng cách chào đón người bán bên thứ ba, hãng đang phức tạp hoá chuỗi cung ứng bởi phải quản lý các thương nhân và đảm bảo quy trình vận chuyển. Tiếp cận một lượng lớn người bán, cộng thêm hàng chục nghìn sản phẩm mới, sẽ là một thách thức lớn đối với Shein.
Dấn thân vào lĩnh vực thương mại điện tử do Amazon thống trị, Shein vào thế cạnh tranh trực tiếp với Temu, nền tảng bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Boston, được ra mắt bởi PDD Holdings hồi năm ngoái. Theo CNN, nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất nhì Trung Quốc có khoảng 900 triệu người dùng, nổi tiếng nhờ mô hình mua chung và cho phép người tiêu dùng tiết kiệm chi phí thông qua việc nhờ bạn bè cùng mua một sản phẩm với số lượng lớn.
Với mức giá thấp đến đáng kinh ngạc, ít nhất là theo chuẩn mực phương Tây, Temu được đem ra so sánh với Shein. Thương hiệu này mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn quần áo và đồ gia dụng giá rẻ, thậm chí đã thâm nhập đáng kể vào các thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ. Theo Coresight Research, Shein, Wish và AliExpress chính là những đối thủ cạnh tranh của Temu.
Để cạnh tranh, Rui Ma, người sáng lập công ty nghiên cứu Tech Buzz China, cho biết Shein đã bắt đầu bán các loại mặt hàng ngách mà Temu tập trung, chẳng hạn như máy giặt mini và vợt bẫy ruồi.
“Tôi nghĩ đối thủ cạnh tranh chính của Shein là Temu”, ông Ma nói, đồng thời cho biết Temu có ít khách hàng hơn Shein song lại rất thành công trong việc thu hút sự chú ý của người dùng. Theo Sensor Tower chuyên theo dõi tần suất sử dụng internet, người dùng Temu dành trung bình 13 phút mỗi ngày trên ứng dụng vào tháng 6, lâu hơn một chút so với người dùng Shein.
Tuy nhiên, còn một vấn đề lớn cần giải quyết là cả Shein và Temu đều bị giới chức Mỹ giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng. Mối liên hệ giữa hãng và Trung Quốc làm dấy lên rất nhiều lo ngại.
Trước đó, Shein cũng phải đối mặt với loạt nghi vấn, chẳng hạn như bằng cách nào hãng có thể bán quần áo rẻ đến vậy; quy trình sản xuất liệu công khai minh bạch được bao nhiêu %; chuỗi cung ứng liệu tạo ra bao nhiêu chất thải cho môi trường?
Đáp lại, hãng tổ chức một sự kiện cho các KOLs Mỹ đến Quảng Châu thăm “trung tâm đổi mới” để mọi người được chứng kiến cơ sở vật chất hiện đại, rộng rãi, được trang bị máy cắt vải công nghệ cao và robot vận chuyển nguyên vật liệu.
“Shein cam kết minh bạch và chuyến đi này phản ánh một cách chính xác cách chúng tôi lắng nghe và tạo cơ hội cho các KOLs chiêm ngưỡng cách Shein hoạt động. Họ có thể chia sẻ lại những hình ảnh từ chuyến đi cho những người theo dõi”, đại diện Shein nói.
Tuyên bố về tính minh bạch của chuỗi cung ứng, Shein khẳng định hãng đang duy trì “chính sách rõ ràng và kiên quyết chống lại chế độ nô lệ và nạn buôn người”. Shein cũng đồng thời yêu cầu tất cả các nhà cung cấp và sản xuất phải tuân thủ nghiêm “tất cả các luật lao động hiện hành”.
Trước đó, vào tháng 12, Shein cam kết chi 15 triệu USD cải thiện tiêu chuẩn tại các nhà máy. Công ty cũng tiến hành thử nghiệm, sau đó ngừng sản xuất và loại bỏ các sản phẩm có chứa bông từ “những khu vực không được phê duyệt”.
“Shein thu hút hàng triệu người. Chỉ tiếp cận được ⅓ số này là bạn đã chiến thắng”, Kenya Freeman, chủ doanh nghiệp bán hàng trên Shein nói.
Theo The New York Times, Shein tận dụng hơn 250 nhà thiết kế nội bộ và nhà cung cấp bên thứ ba để sản xuất quần áo. Vào năm 2020, Shein còn thành lập một nhóm xem xét các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư vào công nghệ nhận dạng hình ảnh, đồng thời đảm bảo bên thứ ba không cung cấp các sản phẩm vi phạm.
“Chúng tôi không có ý định vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ ai và đó không phải là mô hình kinh doanh của chúng tôi. Các nhà cung cấp của Shein đều được yêu cầu tuân thủ đúng chính sách của công ty và chứng minh sản phẩm của họ không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và cải thiện quy trình đánh giá sản phẩm của mình’’, đại diện Shein cho biết. Ngoài ra, phía Shein cũng khẳng định, nếu các chủ sở hữu trí tuệ đưa ra các lá đơn khiếu nại hợp pháp, Shein sẽ giải quyết kiện tụng ngay lập tức.
Theo các chuyên gia, động thái dấn thân sang lĩnh vực thương mại điện tử của Shein cho thấy một phần chiến lược đa dạng hóa. Hãng đang tăng cường tuyển dụng trên toàn cầu và xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc, trong đó có 2 trung tâm phân phối lớn tại Mỹ. Nhiều sản phẩm hiện đã đủ điều kiện để giao hàng sau 4-7 ngày.
Theo: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng