Hướng đi mới nhưng không nhiều bất ngờ của một ứng dụng OTT có lượng người dùng khủng.
Vào thời điểm cách đây 5 tháng, đại diện Viber tại Việt Nam là bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh đã tiết lộ dự định phát triển game ngay trên ứng dụng OTT, và cho tới hiện tại, 3 tựa game đầu tiên của Viber đã ra mắt.
Đây không phải là một hướng đi bất ngờ bởi người sử dụng ứng dụng OTT hầu hết đều dùng chức năng miễn phí cơ bản là thoại và nhắn tin qua mạng internet, để đảm bảo doanh thu cao khi sở hữu lượng người dùng khổng lồ, hướng đi mới như game, thương mại điện tử hay dịch vụ kỹ thuật số sẽ là lựa chọn của các công ty này.
Không chỉ vậy, kể từ sau khi Viber được ông trùm bán lẻ trực tuyến Nhật Bản Rakuten mua lại với giá trị thương vụ lên đến 900 triệu USD, nhiều chuyên gia cũng đã dự đoán hướng đi tương tự cho Viber.
Hiện tại bên cạnh cuộc gọi thoại, tin nhắn và video, người dùng có thể tải game từ ứng dụng Viber, sử dụng tính năng mạng xã hội để kết nối tài khoản liên lạc với trò chơi, cùng chơi với bạn bè trong danh bạ của mình.
Ba tựa game đầu tiên đã có mặt trên hệ điều hành iOS và Android qua Viber Games là: Viber Candy Mania, Viber Pop và Wild Luck Casino.
Toàn bộ trò chơi sẽ được giới thiệu thông qua Viber và tải về miễn phí trên AppStore hoặc Google Play. Tuy nhiên một số tính năng và vật phẩm phải được mở khóa thông qua mua hàng.
Hướng đi của Viber không mới, đã được nhiều ứng dụng OTT khác áp dụng thành công như Line. Hiện tại Viber Games đã có mặt tại thị trường Belarus, Malaysia, Israel, Singapore và Ukraine, những thị trường khác trong đó có Việt Nam sẽ được cập nhật trong tháng 1/2015.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng