"Dòng họ" VTV đang nắm tới hơn 70% thị phần.
Với khoảng 20 triệu hộ gia đình, nhưng đến nay Việt Nam mới có khoảng 4,5 triệu thuê bao, chiếm chưa tới 25% thị phần, truyền hình trả tiền đang là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thế nên, các “ông lớn” đã thống lĩnh lâu nay đang tìm cách ngáng chân “người mới” - những doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị tham gia cung cấp hạ tầng truyền dẫn truyền hình trả tiền.
Theo các chuyên gia, nếu tỷ lệ bão hòa được cho là ở mức 60%, thì "miếng bánh" béo bở này còn đến 35% cho các nhà đài.
Nhìn vào thị trường truyền hình trả tiền hiện nay, có thế thấy “họ” nhà VTV đang chiếm tới 70% thị phần, trong đó SCTV và VCTV “hùng cứ” đến 2/3.
Mới đây, VCTV đã thực hiện thương vụ mua lại 51% vốn của Cty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (CEC), trước vốn là của VTC. Theo đó, khoảng 20.000 thuê bao của CEC cũng chảy về VCTV.
VTC, “đối thủ” một thời vậy là coi như rời cuộc chơi. Các thành viên khác trên thị trường, như HTVC, HCTV… xem ra còn lâu mới tạo được thế cân bằng. Cho nên, khi các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, FPT xin “tham chiến”, thì đấy mới thực là “kỳ phùng địch thủ”, có thể làm lung lay ngôi vị độc quyền. Lựa chọn tối ưu nhất, về phía nhà thống lĩnh, đó là không nên để điều đó xảy ra.
Nửa cuối năm 2012, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, VTV, VCTV và SCTV đã đồng loạt “nã pháo” khi gửi kiến nghị với các cơ quan Đảng, chính quyền không cấp phép thêm cho dịch vụ truyền hình cáp.
Theo đó, Hiệp hội truyền hình trả tiền cho rằng, nếu đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình mới sẽ tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hiện tượng chồng chéo mạng sẽ gây mất mỹ quan đô thị, điện năng sử dụng cho mạng cáp gây lãng phí nhiều.
Riêng VTV còn phản biện việc Viettel, VNPT, FPT dự kiến đầu tư mới vào thị trường truyền hình cáp bằng lý do: Nhà nước đang có chủ trương không để các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành. Điều này được cho là “dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài”...
Nếu theo đề nghị của các doanh nghiệp truyền hình trả hiện hữu thì tiền thị trường truyền hình cáp ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới trong thời gian qua đang có xu hướng chậm lại do truyền hình vệ tinh của VSTV (K ), VTC, HTV, AVG đã phủ sóng cả nước, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn, các tỉnh đồng bằng đều có ít nhất 2 mạng cáp, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân có thu nhập khá trở lên….
Nói thì nói vậy, còn nhìn vào những con số thực tế, với chỉ khoảng hơn 20% hộ gia đình được sử dụng dịch vụ, nhiều người chỉ biết lắc đầu băn khoăn không biết người ta giải thích cho cái được gọi là “đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân”?. Mặt khác, nếu lo thêm người thì thêm cạnh tranh không lành mạnh, không biết nhà đài giải thích như thế nào cho cái vị thế thống lĩnh thị trường đang lừng lững hiện nay.
Cho nên, động thái VCTV, SCTV cùng với Hiệp hội Truyền hình trả tiền kiến nghị với các bộ, ngành chức năng đề nghị không cấp thêm giấy phép dịch vụ truyền hình cáp chỉ có thể nói là là đang thể hiện rõ tham vọng độc quyền thị trường mà thôi, khó có thể là vì người xem.
Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình do các đài phát thanh truyền hình thực hiện, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp viễn thông thực hiện và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh phát thanh truyền hình đến người xem).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng