Chiến lược thương mại điện tử của Vingroup có thể nhắm vào phân khúc cao cấp mà chủ yếu là hàng thương hiệu và bán dịch vụ.
Những chia sẻ dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân và mang tính dự báo tuy nhiên đã được phân tích kĩ dựa trên các kinh nghiệm bản thân về thị trường, sản phẩm ở Việt Nam.
Trong thời gian gần đây Vingroup đã khéo đánh tiếng về việc sẽ đầu tư mạnh vào mảng thương mại điện tử trong những năm tới. Quyết định được công bố rộng rãi khi Vingroup bổ nhiệm bà Dương Thị Mai Hoa vào vị trí tổng giám đốc thay cho bà Lê Thị Thu Thủy.
Vingroup thành lập Công ty thương mại điện tử VinE-com với vốn điều lệ 1.070 tỷ đồng, trong đó, Vingroup nắm ít nhất 70%. Công ty này sẽ do bà Thủy phụ trách - người được cho là có thế mạnh phù hợp để làm Thương mại điện tử.
Bán sản phẩm do chính Vingroup cung cấp - Bán sản phẩm giúp đối tác - sử dụng lênh bán hàng làm điểm thu hút nhà đầu tư và gọi vốn lớn - Gia tăng giá trị cạnh tranh về thương hiệu nhờ tận dụng truyền thông cả online và offline - tập trung vào bán thương hiệu và dịch vụ truyền thông cả online và offline - tập trung vào bán thương hiệu và dịch vụ chứ không chỉ bán sản phẩm.
1-Vingroup mở rộng kênh phân phối hàng cao cấp giúp đối tác
Các gian hàng thuê ở Royal City hay Time City sẽ được lợi nhờ có kênh phân phối giúp họ, kênh tiếp thị quảng cáo giúp họ đi cùng quyền lợi khi làm hợp đồng thuê gian hàng. Đổi lại Vingroup sẽ tăng được giá cho thuê mặt bằng và cho thuê lâu dài hơn.
Bán căn hộ và gian hàng cho thuê giá cao tại Royal City nhờ xúc tiến hoạt động tiếp thị sản phẩm qua cả online và offlice media.
Lợi ích này là cái Vingroup nhắm tới trước tiên, kế tiếp mới là kinh doanh riêng dòng sản phẩm do họ nhập. Với sự đảm bảo về uy tín của Vingroup tỉ lệ các đơn hàng sẽ cao hơn và hiệu ứng lan truyền cũng từ đó mà ra. Khi một đơn vị truyền thông nhắc tới VinGroup thì các đơn vị khác sẽ sử dụng lại và cứ thế la truyền nhanh chóng.
Vậy Vingroup sẽ làm gì để được báo chí nhắc tới. Rõ ràng đây là khó khăn lớn nhất mà VinGroup phải giải quyết được khi tìm kiếm những nhân sự tài năng phụ trách mảng này. Họ cần tạo ra các dịch vụ mang tính sáng tạo thu hút giới truyền thông.
Mặc dù Vingroup có lợi thế khi sử dụng kênh truyền hình riêng nhưng dù sao thì người nhà nói ra vẫn không thể bằng cộng đồng tung hứng. Lợi thế rất lớn mà Vingroup có được là Nhân sự cao cấp, chuyên nghiệp, kênh quảng bá truyền hình, mối quan hệ tốt với các đối tác truyền thông khác, kênh tiếp thị tại các tòa nhà Vingroup sở hữu và hợp tác, các sự kiện lớn Vingroup đứng ra tổ chức.
2-Bán sản phẩm của chính mình qua lợi thế truyền thông kèm kênh bán hàng
Vingroup có bất động sản, văn phòng cho thuê, gian hàng cho thuê, bệnh viện, công viên giải trí, ...do đó bán bất động sản qua mạng, cho thuê gian hàng qua mạng, bán dịch vụ y tế, du lịch, qua mạng ngành mà Vingroup đang có lợi thế lớn là của nhà trồng được, hàng cao cấp nhắm đối tượng có thu nhập cao vốn là khách hàng đã mua các sản phẩm của VinGroup , người nước ngoài ở Việt Nam hoặc khách hàng thuê bao dịch vụ truyền hình của AVG.
Ví dụ: Nếu VinGroup làm một event bán căn hộ Royal City giá 100tr/căn nếu người mua viral (phát tán) tin đó đi và tham gia game của họ để được nhận căn đó thì cả triệu người biết tới. Hoặc nếu Vingroup bán các voucher game với giá 0 đồng toàn toàn bộ trò chơi , chơi thoải mái cả ngày ở Royal City hay Time City với khách hàng viral giúp thì hiệu quả cũng không hề nhỏ.
Ngoài ra cách tặng thẻ VIP dùng liên hoàn dịch vụ của Vingroup cũng là một cách, thẻ này có thẻ tích điểm kiểu Lingo đang làm. Làm thương mại điện tử không nhất thiết là cứ phải bán hàng hóa vật chất, có thể là dịch vụ, giá trị cộng thêm trên dịch vụ, hoặc quảng bá hỗ trợ bán hàng, tặng quà để kích thích tiêu dùng...
Vingroup có một lợi thế rất lớn là thương hiệu, khách hàng thu nhập cao. Điều họ cần làm là tạo một kênh phân phối hiệu quả và khách hàng của họ chỉ cần tham gia vào đó là tiếp cận được khách hàng phù hợp qua kênh online (ngoài kênh offline là bán tại gian hàng thuê của Vingroup).
Ngoài ra Vingorup sẽ có bộ phận phụ trách đại diện thương hiệu cho một số tên tuổi lớn để bán hàng, chủ động kênh phân phối. Một thương hiệu đã được biết đến cộng với một nhà phân phối uy tín thì Vingroup đã giải quyết được yếu tố lòng tin khá nan giải hiện nay của thương mại điện tử. Tỉ lệ đặt hàng và thanh toán trực tuyến sẽ cao hơn nhiều so với các mặt hàng giá rẻ mà lại được cung cấp bởi các công ty nhỏ.
3-Đẩy giá trị công ty lên nhờ thương mại điện tử
Từ dự án này sẽ có vụ sát nhập hoặc hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào mảng thương mại điện tử của Vingroup nhờ tên tuổi đã có của Vingroup và chuỗi dịch vụ được liên kết giá trị mà không đơn vị nào có. Thực chất thương mại điện tử thời điểm này sẽ mang vai trò kết nối giá trị và gia tăng thương hiệu nhiều hơn là bán hàng.
Nhờ có kênh bán hàng, thương hiệu của Vingroup sẽ tăng lên đối với cộng đồng trực tuyến, đặt một chân vào thị trường này, thị trường vốn sôi động và tiềm năng trong tương lai. Với tên tuổi và tiềm lực tài chính đã có Vingroup sẽ là nơi tin cậy để các nguồn vốn nội,ngoại đổ vào trong các năm tiếp theo. Đây chính là nguồn lực vô cùng lớn, hơn nhiều số vốn 1000 tỷ mà Vingroup bỏ ra lúc đầu.
Việc Vingroup cần làm trong 2 năm tới là xây dựng được một hệ thống chuẩn, vận hành trơn tru chứ không cần phải quan tâm tới lãi lỗ, sau 1,2 năm tiền sẽ tự chảy vào để đầu tư tiếp.
Theo Mak Nguyễn/CafeBiz.vn
Cố vấn về chiến lược và phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng