Vingroup công bố khát vọng trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp thế giới, đầu tư vào Big Data, AI, xây dựng Thung lũng Silicon tại Việt Nam
Định hướng tập đoàn công nghệ của Vingroup dựa trên nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả big data và quỹ đầu tư cho các startup công nghệ.
Tập đoàn Vingroup vừa ra tuyên bố họ sẽ phát triển để trở thành tập đoàn công nghệ trong vòng 10 năm tới. Mục tiêu là đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong đó Công nghệ là mảng kinh doanh chủ đạo.
Để đạt được mục tiêu ấy, Vingroup đã hợp tác với hơn 50 trường đại học hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn sẽ cùng các trường hỗ trợ những dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ, chia sẻ, trao đổi kiến thức giữa các chuyên gia... Bên cạnh đó, Vingroup còn cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới.
Vingroup xác định chia mảng công nghệ mới được thành lập ra thành nhiều hướng khác nhau. Thứ nhất, tập đoàn sẽ đầu tư nhân sự và hạ tầng, thành lập công ty VinTech (tách ra từ VinSmart) để phát triển, sản xuất phần mềm. VinTech sẽ tập trung nghiên cứu AI (trí tuệ nhân tạo), sản xuất phần mềm và nghiên cứu phát triển nguyên vật liệu thế hệ mới. Ngoài ra, Vingroup còn thành lập Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-tech (VHT) để phục vụ các dự án nghiên cứu và phát triển của mình.
Thứ hai, Vingroup muốn đầu tư xây dựng một trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao với tên gọi VinTech City, theo mô hình Thung lũng Silicon tại Hà Nội. VinTech City sẽ tạo ra một hệ sinh thái toàn diện cho các startup về công nghệ thông tin, bao gồm các khu văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ startup giống như Thung lũng Silicon.
Cuối cùng, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng muốn thành lập Quỹ đầu tư về công nghệ để tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ, trí tuệ nhân tạo có tiềm năng ứng dụng trên toàn cầu. Ngoài tài chính, các đối tác của Vingroup còn được phép sử dụng hệ sinh thái của tập đoàn để thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm.
VinTech cũng đã nhanh chóng thành lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước. Người ta kỳ vọng rằng quỹ đầu tư này sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu và thử nghiệm các nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của kỹ sư Việt khi ra trường. Quỹ này cũng sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp - công nghệ Việt Nam phát triển hơn nữa.
Về mảng công nghiệp, Vingroup sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và các thiết bị điện, gia dụng thông minh. Dự kiến cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt smartphone và smart TV. Ngoài sản xuất, Vingroup còn muốn đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của mình ra thị trường thế giới.
Mảng thương mại dịch vụ hiện tại của Vingroup sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động. Ngoài việc là chỗ dựa cho hai mảng mới của Vingroup là công nghiệp và công nghệ, thương mại dịch vụ còn là hệ sinh thái quan trọng trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp - công nghệ.
Với tiềm lực tài chính, năng lực cao và hệ sinh thái đa dạng, hy vọng Vingroup có thể hoàn thành ước nguyện trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ trong tương lai gần.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng