Trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình cáp, Bộ TT&TT sẽ cấp phép cho 3 loại hình doanh nghiệp theo phạm vi cung cấp dịch vụ là: Doanh nghiệp toàn quốc, doanh nghiệp khu vực và doanh nghiệp địa phương. Dự kiến có thêm VNPT và VTC được cấp phép triển khai dịch vụ trên toàn quốc.
Sắp tới, VNPT cũng sẽ tham chiến thị trường truyền hình cáp sau khi được Bộ TT&TT cấp phép cho cung cấp dịch vụ MyTV trên hạ tầng vệ tinh và cáp. Ảnh: Internet
Theo dự kiến, Bộ TT&TT sẽ cấp phép cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc, VNPT đã nộp hồ sơ xin cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh. Hiện VNPT đã có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình MyTV bằng phương thức IPTV (truyền tín hiệu truyền hình trên mạng điện thoại cố định và ADSL), dự kiến đến cuối năm 2013 đạt 1 triệu thuê bao. Như vậy không lâu nữa VNPT sẽ là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trên nhiều hạ tầng truyền dẫn: vệ tinh, cáp và IPTV.
Với việc cấp phép cho VNPT và VTC tham chiến thị trường truyền hình cáp trong thời gian tới, cả nước sẽ có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đây có thể là con số tối đa về số lượng giấy phép triển khai dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc.
Trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình cáp, bên cạnh những doanh nghiệp triển khai dịch vụ trên toàn quốc, Bộ TT&TT cũng xem xét cấp phép cho các doanh nghiệp khu vực (cung cấp dịch vụ trên phạm vi từ 2 - 29 tỉnh, thành phố) và doanh nghiệp địa phương (cung cấp dịch vụ trong phạm vi 1 tỉnh, thành phố). Tính đến thời điểm hiện tại đã có Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật truyền thông (HTV-TMS) - doanh nghiệp trực thuộc Đài Truyền hình TP.HCM được cấp phép triển khai dịch vụ truyền hình cáp trên 29 tỉnh/thành phố và Công ty TNHH MTV Truyền hình cáp Quy Nhơn được cấp phép cung cấp trong phạm vi nội tỉnh.
Theo quy định của Chính phủ, để cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền doanh nghiệp cần có 2 giấy phép. Một giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình, trong đó xác định rõ quyền dùng hạ tầng nào (mặt đất, cáp, vệ tinh, IPTV) do Cục Viễn thông cấp. Còn phần cung cấp nội dung thì có một giấy phép do Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cấp.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Nhà nước chỉ quản lý truyền hình số mặt đất (phát quảng bá), hiện nay nhà nước đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp phát sóng toàn quốc là VTC, VTV, AVG, dự kiến không cấp thêm theo đúng quy hoạch của Chính phủ. Còn đối với các doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường truyền hình trả tiền Nhà nước sẽ không phân biệt hình thức truyền dẫn, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua vệ tinh VINASAT và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ số.
Đối với doanh nghiệp truyền hình cáp, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình phải đáp ứng được quy định của Luật Viễn thông về vốn pháp định doanh nghiệp và tổng vốn đầu tư vào mạng lưới trong 3 năm đầu. Đồng thời, doanh nghiệp phải có cam kết phát triển hạ tầng mạng để cung cấp dịch vụ cân đối giữa vùng thành thị và nông thôn, ưu tiên cho các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có cam kết lộ trình chấm dứt truyền hình cáp tương tự.
Theo Ictnews.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng