Cách đây 3 năm, khi trào lưu Groupon ra đời, nó như một cơn bão và đã giúp lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam tăng vọt từ con số 2 tỷ đồng / tháng lên hàng trăm tỷ đồng/ tháng. Nhưng, điều đáng nói là, gọi là thương mại điện tử nhưng thực chất chỉ là bán hàng trên Internet còn yếu tố “điện tử” dường như chưa được phát huy đúng nghĩa.
Tác giả Vũ Hoàng Tâm hiện là CEO Công ty VHT.
Thương mại điện tử là giúp bạn bán hàng mà bỏ qua các khâu truyền thống như mở gian hàng trưng bày sản phẩm, chờ người đến mua, giao hàng và thanh toán. Thay vào đó, bạn chỉ mở một trang web, khi có người mua hàng thì tự đặt hàng, tự thanh toán và chỉ chờ nhận hàng.
Thế nhưng, khoảng 90% các đơn hàng thương mại điện tử ở Việt Nam là chỉ xem và đặt hàng, không thanh toán trực tuyến. Đợi đến khi giao nhận hàng mới trao tiền mặt. Hình thức này gọi là COD (Cash on Delivery).
Lĩnh vực thanh toán trực tuyến nôm na có thể chia thành hai loại : Thanh toán cho nội dung số (Content) và Thanh toán cho thương mại điện tử (eCommerce).
Vì sao “điện tử” chưa đúng tầm?
Đối với Content, có thể bạn sẽ lắc đầu ngao ngán khi biết con số mà nhà cung cấp lấy đi trên mỗi giao dịch. Lĩnh vực này hiện có những kênh thanh toán chính là nạp qua thẻ cào ĐTDĐ, thẻ game và nạp qua SMS. Nhà cung cấp được nêu ra ở đây là các nhà mạng và các nhà phát hành game. Các nhà phát hành game thường phát hành thẻ riêng cho người dùng của mình nên họ vừa là nhà phát hành game vừa là nhà phát hành thẻ. Đơn cử như VNG với thẻ Zing xu, VTC với thẻ Vcoin, FPT với thẻ Gate…
Nếu người dùng của bạn thanh toán bằng thẻ cào ĐTDĐ hay thẻ game, nhà cung cấp sẽ lấy đi khoảng 15% mệnh giá. Trong khi nếu là SMS thì kinh khủng hơn nhiều, tối thiểu họ sẽ lấy 55% và tối đa có mạng lấy đến 90%.
Vì sao nhà cung cấp lấy nhiều như vậy? Đặc thù của ngành nội dung số là hàng hóa ảo, nó có thể là bài hát, tấm hình hay các vật phẩm trong game. Suy cho cùng cũng chỉ là những dòng code và bạn có bán hay cấp phát ra hàng ngàn hay hàng vạn lần thì món hàng vẫn còn đó, không chịu ảnh hưởng bởi giá vốn hàng bán như sản phẩm hữu hình. Và vì đó là chính sách của họ, là đơn vị kinh doanh bạn có hai lựa chọn : Dùng hay không dùng.
Nếu đã từng chơi game hay các dịch vụ tương tự, bạn sẽ thấy các nhà cung cấp bằng nhiều chiêu trò hấp dẫn để thuyết phục người dùng nạp tiền bằng thẻ cào thay vì nạp qua SMS. Rất đơn giản, vì như thế họ có thêm ít nhất 40% doanh thu. Chưa kể SMS chỉ nạp được tối đa 15.000 đồng trong khi thẻ cào là 500.000 đồng. Một kiểu khuyến mãi phổ biến như nạp 15.000 Đ qua SMS, bạn được 15.000 đơn vị tiền ảo nhưng nếu thẻ cào 20.000 D bạn sẽ được 40.000 thậm chí 50.000 đơn vị tiền ảo. Vì lợi ích nhiều hơn, người dùng sẽ chịu khó chạy ra ngoài mua thẻ cào hoặc lên mạng để mua thẻ cào. Khi ấy, ta đang dần lấn sang khái niệm eCommerce : Mua thẻ cào từ kênh eCommerce để nạp cho kênh Content.
Đối với eCommerce, bạn chỉ mất đi đâu đó vài % khi có giao dịch thanh toán. Một số nhà cung cấp tính mức phí là 1,600 Đ 1% trên mỗi giao dịch. Có nhà cung cấp thì lấy 1,2 – 1,3% mỗi giao dịch. Hình thức thanh toán này hữu dụng cho các loại hình kinh doanh nặng về vốn như sản phẩm, dịch vụ, nói chung không phải Content. Giả sử bạn bán một chiếc áo giá 300.000 D và mất vài %, tương đương 10.000 D thì nghe còn có vẻ chấp nhận được chứ nếu thanh toán qua kênh Content, mất từ 15 – 55% thì không hợp lý.
Thanh toán qua eCommerce có ba hình thức chính là thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard hay American Express; thẻ ATM có đăng ký Internet Banking hoặc ví điện tử như Paypal, Ngân Lượng… Trong đó, thẻ ATM có Internet Banking chỉ thanh toán được cho các website nội địa và ví điện tử nội địa như Ngân Lượng, Bảo Kim cũng vậy.
Vì sao các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử "thích" chi 10.000 D cho cổng thanh toán mà không đợi đến lúc giao hàng rồi lấy trọn vẹn 300.000 D luôn? Các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử Việt Nam đã không ít lần gặp phải tình huống oái oăm khi giao sản phẩm đến nhưng người nhận không nhận hàng nữa vì… không thích nhận nữa. Trong khi chi phí xăng xe và điện thoại thì đã chi ra, chưa kể đến cái cảnh mồ hôi nhễ nhại đứng đợi giữa cái nóng oi bức của Sài Gòn của các anh giao hàng.Vì thế họ đành chịu mất đi vài % giá trị, nhưng khách hàng đã thanh toán thì thì cứ thế an tâm đi giao hàng.
Khi nào thì tiền về “túi”?
Đối với Content, nhà cung cấp (nhà mạng) thanh toán cho đối tác sau 3 tháng. Nhưng trên thị trường hiện nay chỉ các đơn vị có doanh thu lớn mới dám kết nối trực tiếp với nhà mạng vì vừa bị chôn vốn lâu lại phải bi lụy trong các tình huống, các chính sách dù rằng đối tác là người đem lại doanh thu cho nhà mạng. Nếu bạn muốn kinh doanh lĩnh vực này và ước chừng doanh thu dưới 500 triệu đồng / tháng thì lời khuyên là nên thuê lại. Đi thuê, vừa được phục vụ, vừa nhận tiền nhanh (nhận tiền vào mỗi 15 ngày hoặc 30 ngày).
Đối với eCommerce, dao động khoảng 3 ngày là tiền sẽ về tài khoản của bạn. So với Content thì 3 ngày là quá nhanh nhưng so với người bán thì 3 ngày vẫn khá lâu so với COD. Nhưng thực ra khi người dùng thanh toán qua kênh eCommerce thì họ đã bị trừ tiền và số tiền ấy sẽ được trung chuyển giữa các đơn vị như Visa, Master Card và ngân hàng nhận tiền tại nội địa. Sau đó, ngân hàng nội địa mới chuyển tiền cho người bán. Giả sử người bán và ngân hàng nhận tiền là cũng hệ thống thì quy trình được rút ngắn đôi chút, nếu không thì khâu trung chuyển từ ngân hàng nhận về tài khoản người bán thì theo quy định hiện nay sẽ được xử lý trong vòng 24 giờ.
Bạn thích kênh thanh toán nào hơn? Bạn sẽ dùng kênh thanh toán nào cho công việc của bạn? Điều ấy tùy thuộc vào việc bạn kinh doanh lĩnh vực gì. Kinh doanh theo hướng eCommerce thì không thể dùng kênh thanh toán của Content. Nhưng theo bạn, vì sao kinh doanh Content không dùng kênh thanh toán eCommerce để tối ưu hóa lợi nhuận thêm từ chỗ mất 15% giá trị xuống chỉ còn mất vài trăm đồng?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng