Nhiều loài động vật có khả năng kháng các nhóm bệnh kỳ lạ: voi ít mắc ung thư, sóc ít mắc bạch tạng cũng như cá heo với rối loạn máu.
Hầu hết các động vật có vú trên thế giới đều có nguy cơ bị ung thư, nhưng voi là loài rất đặc biệt. Chúng không hoàn toàn miễn nhiễm, nhưng tỷ lệ ung thư của voi là rất thấp so với con người - đặc biệt khi số lượng tế bào của chúng gấp tới 100 lần chúng ta.
Ung thư xảy ra khi một tế bào ngẫu nhiên bị đột biến trong quá trình phân chia. Thực tế chỉ có khoảng 1 trong 20 con voi phát triển ung thư, so với 1 trong 5 người. Điều này khiến các nhà khoa học rất tò mò.
Trong nhiều thập kỷ qua, họ đã cố gắng tìm ra lý do của điều này. Nhưng phải đến một vài năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu mới thu hẹp được phạm vi vấn đề. Họ phát hiện ra một gen gọi là p53 có tác dụng ức chế các khối u phát triển. Voi châu Phi có 40 bản sao của gen p53. Trong khi đó, con người chỉ có một.
Nhưng bây giờ, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah đã tìm ra nhiều đầu mối hơn về cách voi kháng ung thư. Hóa ra, nó không chỉ dừng lại ở gen p53.
Voi có khả năng chống ung thư tuyệt vời, bây giờ các nhà khoa học đã biết tại sao
Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã biết đến những “DNA rác”. Chúng được định nghĩa là những DNA không mã hóa protein. Điều này khiến những DNA rác tưởng chừng là thứ vô dụng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chúng cũng thực hiện những chức năng khác, chẳng hạn như việc “bật/tắt” biểu hiện gen.
"Người ta thường gọi các DNA không mã hóa là DNA, nhưng tôi coi đó là một khu rừng chưa được khám phá”, nhà sinh vật học thần kinh Christopher Gregg từ Đại học Utah cho biết. "Chúng tôi đang tìm hiểu những khu vực DNA không mã hoá, để cố khám phá các bộ phận mới của hệ gen, có thể đang kiểm soát những căn bệnh khác nhau".
Nhóm nghiên cứu tìm kiếm các khu vực này trong bộ gen voi, những DNA cũng phổ biến đối với tất cả các động vật có xương sống, nhưng đặc biệt phát triển hơn ở con voi. Họ đã quét qua các vùng này, tìm kiếm các yếu tố giúp chống đột biến - và do đó phòng ngừa ung thư.
Cuối cùng, điều mà Gregg dự đoán đã lộ diện. Ông đã xác định được ba gen trong DNA của con voi - FANCL, VRK2 và BCL11A - sau khi phơi nhiễm DNA dưới tia gamma và quan sát nó phản ứng như thế nào với các tổn hại xuất hiện. Các gen đặc biệt này liên quan đến việc sửa chữa DNA, bảo vệ chúng chống lại các đột biến.
Vì động vật có xương sống có rất nhiều DNA chung – sự thật là chúng phát triển từ cùng một tổ tiên - nhiều động vật có vú khác cũng sở hữu những gen này. Mặc dù vậy, những phiên bản gen tương tự trên con người không giúp chúng ta chống lại ung thư.
Tuy nhiên, nếu xác định được cách các gen này hoạt động trên voi, chúng ta cũng có thể tìm ra được một con đường tương tự để tạo ra hiệu ứng tương tự, chống lại các thiệt hại DNA có thể gây bệnh cho con người.
Một hình ảnh vui về việc các nhà sinh học muốn khám phá tiềm năng từ những DNA "rác"
Bởi vậy, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học còn nhắm đến nhiều gen đặc biệt ở các loại vật khác. Ví dụ như dơi ngủ đông có thể chống lại bệnh bất thường ở các chi. Cá voi và cá heo có thể giúp chúng ta chống bệnh mắt và giác mạc, bệnh rối loạn máu. Chuột có thể giúp tìm hiểu bệnh tăng nhãn áp và bệnh mắt. Sóc giúp nghiên cứu bệnh bạch tạng.
Nghiên cứu trong tương lai sẽ là cần thiết để xác định liệu những khu vực gen không biểu hiện của các động vật có vú khác, có thể được áp dụng để điều trị và kiểm soát bệnh ở người hay không.
"Chúng tôi đang nhìn chăm chú vào vùng lãnh thổ chưa từng thấy," Gregg nói. Phương pháp này cho chúng ta một cách mới để khám phá bộ gen, qua đó, tìm được các phương pháp mới để xác định, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Cell Reports.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng