Với dây điện và vài lon nước ngọt, một cậu bé 12 tuổi tại Châu Phi đã chế tạo một chiếc kính thiên văn có thể quan sát được bề mặt của Mặt Trăng
Sự quan tâm đến các hiện tượng không gian và hàng giờ đọc sách về thiên văn học là những gì đã thúc đẩy Malick Ndiaye thiết kế một chiếc kính thiên văn với những gì sẵn có quanh mình.
- Các nhà khoa học cho biết Trung Quốc có kế hoạch biến Mặt Trăng thành cơ sở bảo vệ Trái Đất khỏi các tiểu hành tinh
- Các mặt trăng khổng lồ của Galilean đã ngăn cản sự hình thành hệ thống vành đai khổng lồ xung quanh Sao Mộc
- Eunice Foote: người đầu tiên đo lường tác động của carbon dioxide đối với khí hậu!
- Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của 'Kẻ hủy diệt'
- Cáp quang dưới biển có thể được sử dụng để ghi âm lại tiếng cá voi và xem chúng đang làm gì
Malick Ndiaye, một cậu bé sinh ra ở Senegal, Tây Phi, mới 12 tuổi, đã sử dụng một số kính có độ phóng đại cao cũ mà cha cậu đã sử dụng, ống kính máy ảnh, dây điện, giấy, vỏ lon và gậy để làm kính thiên văn của riêng mình.
Với tất cả những nguồn "tài nguyên" sẵn có này, chàng trai trẻ Châu Phi đã chế tạo một chiếc kính viễn vọng cho phép bản thân có thể quan sát thấy bầu trời đêm và các chi tiết của bề mặt Mặt Trăng.
"Tôi đã mất hai tuần để chế tạo kính thiên văn", cậu bé mặc áo polo của NASA giải thích trong một báo cáo với phương tiện truyền thông Tây Ban Nha El País. "Khi tôi tập trung vào bầu trời đêm và nhìn thấy các chi tiết của bề mặt Mặt Trăng, dường như tôi có thể chạm vào nó bằng bàn tay của chính mình".
Sau khi thông tin về cậu bé này được đăng tải và lan truyền, ngoài các nhà khoa học, các nhà báo cũng tiếp cận Senegal để tìm hiểu thêm về câu chuyện của cậu bé này.
Maram Kaire, chủ tịch hiện tại của Hiệp hội Xúc tiến Thiên văn học người Senegal, đã đến nhà của Malick Ndiaye và giao cho cậu một chiếc kính thiên văn khác, chuyên nghiệp hơn cho phép chàng trai trẻ nghiên cứu sâu hơn các quan sát không gian của mình.
Trên thực tế, nếu chịu khó tìm hiểu và thêm một chút khéo tay thì ai trong chúng ta cũng có thể tự chế tạo được cho mình một chiếc kính thiên văn, và hơn thế nữa điều này cũng từng được nhắc tới trong môn vật lý lớp 11.
Ghi chép đầu tiên về kính thiên văn đến từ Hà Lan vào năm 1608, trong một bằng sáng chế do nhà sản xuất kính mắt ở Middelburg, Hans Lippershey đệ trình lên Quốc hội Hà Lan vào ngày 2 tháng 10 năm 1608 cho kính mắt của ông "vì có thể nhìn mọi thứ ở xa như thể chúng đang ở gần".
Vài tuần sau, một nhà sản xuất kính mắt người Hà Lan khác tên là Jacob Metius cũng nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên Quốc hội Hà Lan đã không trao bằng sáng chế cho cả hai vì kiến thức về thiết bị này dường như đã được phổ biến từ trước đó, nhưng chính phủ Hà Lan đã trao cho Lippershey một hợp đồng về các bản sao thiết kế của ông.
Các kính thiên văn ban đầu của Hà Lan được cấu tạo bởi một thấu kính lồi và thấu kính lõm - những kính thiên văn được chế tạo theo cách này không làm đảo ngược hình ảnh, và ở những thiết kế ban đầu, nó chỉ có độ phóng đại là 3X mà thôi.
Ngay sau đó, kính viênc vọng được sản xuất hàng loạt ở Hà Lan với số lượng lớn và nó cũng nhanh chóng trở nên phổ biển ở khắp Châu Âu.
Và cũng từ chính những thiết kế ban đầu này, Galileo đã cải tiến và áp dụng nó vào thiên văn học. Năm 1611, Johannes Kepler mô tả cách tạo ra một kính thiên văn hữu ích hơn rất nhiều với một vật kính lồi và một thấu kính thị kính lồi. Đến năm 1655, các nhà thiên văn học như Christiaan Huygens đã chế tạo kính thiên văn Kepler mạnh hơn nhiều nhưng khó sử dụng với thị kính được ghép nối.
Isaac Newton được coi như người đầu tiên chế tạo ra kính viễn vọng phản xạ năm 1668 với thiết kế bao gồm một gương phẳng chéo nhỏ dùng để phản xạ ánh sáng đến thị kính gắn vào cạnh của kính. Năm 1672, Laurent Cassegrain đưa ra bản thiết kế kính phản xạ với một gương lồi nhỏ thứ cấp phản xạ ánh sáng qua lỗ trung tâm của gương chính.
Thấu kính achromatic, giúp giảm đáng kể quang sai màu trong vật kính và cho phép các kính thiên văn ngắn hơn và hoạt động tốt hơn, lần đầu tiên xuất hiện trên kính thiên văn năm 1733 do Chester Moore Hall chế tạo, nhưng ông không công bố nó. John Dollond biết đến phát minh của Hall và bắt đầu sản xuất kính thiên văn sử dụng thấu kính này với số lượng lớn, bắt đầu từ năm 1758.
Những phát triển quan trọng trong kính thiên văn phản xạ là việc John Hadley sản xuất những chiếc gương hình parabol lớn hơn vào năm 1721; quy trình tráng bạc gương kính do Léon Foucault đưa ra năm 1857; và việc áp dụng các lớp phủ nhôm rất bền trên gương phản xạ vào năm 1932.
Biến thể Ritchey-Chretien của gương phản xạ Cassegrain được phát minh vào khoảng năm 1910, nhưng không được chấp nhận rộng rãi cho đến sau năm 1950; nhiều kính thiên văn hiện đại bao gồm cả Kính viễn vọng Không gian Hubble sử dụng thiết kế này, mang lại trường quan sát rộng hơn so với kính viễn vọng Cassegrain cổ điển.
Kỷ nguyên của kính viễn vọng vô tuyến (cùng với thiên văn học vô tuyến) ra đời với khám phá tình cờ của Karl Guthe Jansky về nguồn vô tuyến thiên văn vào năm 1931. Nhiều loại kính thiên văn đã được phát triển trong thế kỷ 20 cho một loạt các bước sóng từ vô tuyến đến tia gamma. Sự phát triển của các đài quan sát không gian sau năm 1960 cho phép khả năng tiếp cận một số dải sóng không thể quan sát từ mặt đất, bao gồm tia X và dải hồng ngoại với bước sóng dài hơn.
Tham khảo: Thespaceacademy; The History of the Telescope
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng