Voi ma mút tuyệt chủng là do khí hậu chứ không phải con người

    PnM,  

    Vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học bấy lâu nay: Điều gì mới thực sự là nguyên nhân gây ra tuyệt chủng cho ma mút và các loài sinh vật cổ khổng lồ nay đã có lời đáp.

    Tuy đã có nhiều dự đoán được đưa ra về nguyên nhân khiến voi ma mút bị tuyệt chủng thế nhưng mới đây kết quả phân tích DNA của những loài vật đã tuyệt chủng vừa được tiến hành trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng: voi ma mút và các loài sinh vật khổng lồ khác từng sống ở thời kỳ băng hà đã bị tuyệt chủng vì nguyên nhân khí hậu thay đổi bất ngờ chứ không phải do tác nhân con người

    © Ảnh: George Teichmann
    © Ảnh: George Teichmann

    Một loạt những biến đổi về khí hậu trong 60 triệu năm gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của loài voi ma mút và các động vật to lớn ở kỷ băng hà - đây là những kết luận của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu băng tích ở đảo Greenland và DNA của những sinh vật cổ, và đã được công bố trên tạp chí Science.

    "Khi mà con người còn chưa xuất hiện tại những vùng đất ngự trị của các loài khổng lồ thì ở đó đã xảy ra hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt. Nếu như thêm vào những tác nhân bởi con người ngày nay và sự tàn phá của hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gây ra cho môi trường, chúng tôi có những câu hỏi đáng lo ngại rằng những gì đang chờ đợi thế giới của chúng ta trong tương lai" - Alan Cooper đến từ trung tâm DNA cổ đại ở Adelaide, Australia.

    Alan Cooper đang cầm chiếc sọ của một con sói cổ ở Yukon, Canada.
    Alan Cooper đang cầm chiếc sọ của một con sói cổ ở Yukon, Canada.

    Cooper và các đồng nghiệp của mình khi đối chiếu DNA của các loài sinh vật cổ khác nhau với sự thay đổi khí hậu của trái đất trong khoảng thời gian 50-60 nghìn năm đã làm sáng tỏ rằng, sự xuất hiện của con người tại những vùng cực Bắc trái đất và Tân Thế Giới hiếm có khả năng là nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng cho voi ma mút, tê giác có lông, culi khổng lồ (con lười) và các đại diện của động vật khổng lồ.

    Kết quả đối chiếu cho thấy, rất nhiều loài động vật khổng lồ bị diệt vong ở nhiều nơi trên trái đất hoặc là biến mất hoàn toàn khỏi bề mặt hành tinh trong những giai đoạn có sự biến đổi khí hậu đột ngột - họ gọi chúng là các thời kỳ tan băng, khi mà có sự phân tách giữa một kỷ băng hà này với kỷ băng hà khác.

    © Ảnh: Mauricio Anton

    © Ảnh: Mauricio Anton

    Ví dụ được đưa ra là loài gấu hang mõm ngắn châu Mỹ và lười khổng lồ đã biến mất tại một trong những thời kỳ băng tan gần đây nhất trước khi con người đặt chân đến châu Mỹ. Mặt khác, nhiều loại động vật to lớn của đại lục Âu - Á như bò rừng hay ma mút đã từng tồn tại song song với người cổ trong suốt hàng chục nghìn năm trước khi bị diệt vong hoặc suy giảm số lượng quần thể đột ngột.

    Ngay cả những phân tích DNA của các loài thực vật ở thời kỳ đó cũng cho thấy voi ma mút và các loại động vật cỡ lớn bị tuyệt chủng do nguyên nhân khí hậu. Năm 2014, nhà sinh vật học tiến hóa Eske Willerslev và đồng nghiệp đã phát hiện: một trong những nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của voi ma mút có thể do thức ăn ưa thích của chúng - cỏ ba lá và các loại thực vật thân cỏ khác - đã bị biến mất khỏi các vùng đất băng giá không lâu trước khi xảy ra tuyệt chủng.

    Alan Cooper đang thăm dò hang Natural Trap ở Wyoming, một địa điểm có lượng hóa thạch sinh vật khổng lồ kỷ băng hà rất phong phú.
    Alan Cooper đang thăm dò hang Natural Trap ở Wyoming, một địa điểm có lượng hóa thạch sinh vật khổng lồ kỷ băng hà rất phong phú.

    Như Cooper đã chỉ ra, vai trò cao bất ngờ của khí hậu đối với sự diệt vong của các loại động vật khổng lồ không đồng nghĩa với việc phủ định các tác động của con người trong vấn đề này. Rất có thể những người thợ săn bắt hái lượm thời cổ xưa đã góp phần tiêu diệt nốt những loài động vật mà biến đổi khí hậu còn để sót.

    Theo RIA News

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày