Với thương vụ thâu tóm Uber Đông Nam Á, Grab trở thành ông lớn trong mảng giao đồ ăn
Foodpanda, Honestbee, Foody và Deliveroo nên lo dần đi là vừa.
Thương vụ Grab mua lại tất cả hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á đã thành sự thật. Dưới đây là những thông tin đáng chú ý về thương vụ này:
- Grab đã mua lại mảng kinh doanh gọi xe cũng như mảng giao đồ ăn Uber Eats của Uber.
- Grab sẽ ngay lập tức tiếp quản các hoạt động của Uber Eats.
- Như một phần của thương vụ, Uber sẽ sở hữu 27,5% cổ phần của Grab. Theo người phát ngôn của Grab ố cổ phần này phản ánh thị phần khoảng 1/4 của Uber trên thị trường gọi xe.
- Trong quý sắp tới, Grab sẽ mở rộng dịch vụ giao đồ ăn GrabFood tới phần còn lại của Đông Nam Á. Hiện tại dịch vụ này chỉ đang có mặt tại Indonesia và Thái Lan.
- Năm 2017, lượt tải ứng dụng Grab tăng 2,5 lần và số lượng lái xe tăng 4 lần.
- Phát ngôn viên Grab cũng khẳng định tất cả nhân viên Uber sẽ nhận được đề nghị gia nhập Grab.
Thỏa thuận này giúp Grab độc quyền dịch vụ chia sẻ xe trong khu vực. Nó kết thúc cuộc chiến giảm giá tốn kém với Uber và cho phép Grab tập trung hoàn toàn vào cuộc chiến đánh bại Go-Jek và GoPay tại Indonesia, một cuộc chiến mà họ buộc phải thắng. Hiện tại, Go-Jek và dịch vụ thanh toán GoPay của họ đang dẫn đầu tại Indonesia.
Tuy nhiên, thắng lợi lớn nhất của Grab sau thương vụ này lại là trên thị trường giao đồ ăn. Uber Eats đang cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ, hợp tác với MacDonald với tư cách chuỗi cửa hàng cung cấp đồ ăn. Nó được xếp hạng rất cao trên các kho ứng dụng tại Singapore và Malaysia. Foodpanda, Honestbee, Foody và Deliveroo nên lo dần đi là vừa.
Với Grab, dịch vụ gọi xe chỉ là sự khởi đầu. Mặc dù doanh thu lớn nhưng lợi nhuận của mảng kinh doanh này rất nhỏ, trừ khi Grab có thể loại bỏ lái xe và thay thế bằng xe tự lái. Giao đồ ăn cũng vậy. Giống như di chuyển, đồ ăn là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng. Có thể Grab sẽ không kiếm được nhiều tiền từ dịch vụ giao đồ ăn nhưng đó không phải là vấn đề.
Sở hữu trong tay hai nền tảng phục vụ hai nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, Grab có thể thu thập một cực kỳ nhiều dữ liệu và sau đó chuyển từ công ty dịch vụ gọi xe sang một nền tảng thương mại điện tử thống trị tại Đông Nam Á.
Chìa khóa cho tham vọng ấy là xây dựng lên cơ sở hạ tầng, một điều thiết yếu trong nền kinh tế đang phát triển của khu vực. Hãng này bắt đầu bằng cách tung ra ví điện tử GrabPay, thứ đang trở thành phương thức thanh toán của nhiều thương gia tại Singapore và cho các chuyến xe Grab.
Sau đó, Grab sẽ chuyển sang các dịch vụ tài chính, cung cấp các khoản vay và bảo hiểm cho lái xe của họ và các thương gia. Điều này sẽ tăng gắn kết của các lái xe, thương gia với Grab và tạo ra thêm những luồng giao dịch cho GrabPay.
Dịch vụ tài chính cũng sẽ là mảng kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho Grab. Lợi thế của mảng kinh doanh này là có thể phát triển không cần duy trì một mạng lưới phân phối vật lý và chi phí để mở rộng dịch vụ cho vay và bảo hiểm thấp hơn so với dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn.
Hơn nữa, nhiều chức năng sử dụng nhiều lao động của dịch vụ tài chính có thể được tự động hóa trong tương lai. Với một lượng khách hàng dồi dào hiện có, chi phí bán hàng của Grab cũng sẽ được giảm bớt.
Kho báu dữ liệu
Bây giờ, với sự tích hợp cùng UberEats, người tiêu dùng sẽ có thêm lý do để sử dụng GrabPay và điều ấy sẽ giúp Grab có thêm khách hàng cho các dịch vụ tài chính của họ.
Dữ liệu người dùng là chìa khóa cho nhiều vấn đề. Nhờ nó Grab sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi của người tiêu dùng, điều mà kể cả các gã khổng lồ công nghệ và các tổ chức truyền thống không có được. Điều ấy mang lại cho Grab một lợi thế. Những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon cũng có dữ liệu giao dịch của khách hàng trong tay nhưng chúng không thể so sánh được với dữ liệu di chuyển và tiêu dùng mà Grab có được.
Hiện tại, các ngân hàng và công ty bảo hiểm có lẽ cũng đang tỏ ra lo ngại Grab. Mặc dù họ có một số kiến thức về mô hình chi tiêu của người tiêu dùng nhưng họ không thể biết được thói quen ăn uống hay thói quen di chuyển của người tiêu dùng như Grab. Khi đối chiếu xu hướng thị trường với dữ liệu thu thập được, hệ sinh thái của Grab sẽ có có lợi thế. Grab có thể đánh bại các ngân hàng và công ty bảo hiểm trong một số dịch vụ cho vay và bảo hiểm nhất định.
Tuy vậy, Grab vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ trong những năm tới. Các chính phủ Đông Nam Á liệu có ngăn chặn sự độc quyền của Grab? Liệu Grab có quản lý, sử dụng đúng cách dữ liệu người dùng mà họ thu thập được để tránh sự cố về quyền riêng tư như Facebook đang trải qua hay không? Liệu Grab có thể thắng ở Indonesia hay không? Và cuối cùng, liệu Grab có thể cạnh tranh nổi với Alibaba và Tencent, những công ty mà Grab học hỏi chiến lượng, ở Đông Nam Á hay không?
Khi không còn trợ giá, khách hàng có thể ngừng sử dụng dịch vụ gọi xe của Grab. Grab cũng không thể duy trì mức giá thấp cho dịch vụ gọi xe bởi họ cần đảm bảo thu nhập cho cánh lái xe cũng như có chi phí để duy trì hoạt động. Dịch vụ cho vay của họ cũng chưa chắc đã thành công. Grab cần có đủ số lượng khách vay tiền có điểm tín dụng cao và giảm thiểu lượng nợ xấu có thể khiến họ thua lỗ.
Dẫu vậy, tham vọng của Grab là điều không phải bàn cãi. Với thương vụ thâu tóm Uber và sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ SoftBank, hy vọng Grab sẽ còn có những thành công rực rỡ hơn nữa và mang lại cho người tiêu dùng Đông Nam Á nhiều dịch vụ vượt trội.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng