Thay vì nhận trách nhiệm về phía ban lãnh đạo thì ông Michael Horn đã khẳng định lỗi thuộc về "một số kỹ sư phần mềm nhưng chưa rõ động cơ" khi trả lời trước hội đồng điều tra.
Michael Horn, CEO Volkswagen tại Hoa Kỳ, vừa mới tham dụ buổi điều trần về nguyên nhân của vụ bê bối gian lận khí thải suốt thời gian qua của hãng xe Đức. Thay vì nhận trách nhiệm về phía ban lãnh đạo thì ông Michael Horn đã khẳng định lỗi thuộc về "một số kỹ sư phần mềm nhưng chưa rõ động cơ" khi trả lời trước hội đồng điều tra.
Bên cạnh đó, vị CEO cũng thông báo việc Volkswagen sẽ tung ra một đợt thu hồi dành cho những chiếc xe liên quan đến vụ gian lận khí thải vừa qua. Thời điểm bắt đầu thu hồi được ấn định là tháng 1/2016 và có thể sẽ hoàn thành vào cuối năm. Trả lời những câu hỏi của Ủy ban Điều tra vi phạm thương mại và năng lượng Hoa Kỳ, Michael Horn cho biết: "Chúng tôi đã rút đơn xin cấp giấy chứng nhận khí thải của những mẫu xe năm 2016 của mình. Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan để tiếp tục quá trình kiểm tra đánh giá trước khi cấp giấy chứng nhận mới."
Sau khi buổi họp kết thúc, ông Horn đã trả lời câu hỏi của báo chí và lên tiếng xin lỗi về vụ bê bối lớn nhất trong lịch sư của Volkswagen: "Thay mặt toàn thể tập đoàn Volkswagen và các đồng nghiệp của tôi ở Đức, tôi muốn đưa ra một lời xin lỗi chân thành về việc sử dụng phần mềm gian lận khí thải để vượt qua những bài kiểm tra của cơ quan chức năng". Ngoài ra, Michael Horn còn cho biết ông không hiểu phần mềm gian lận này hoạt động như thế nào vì ông không phải kỹ sư.
Trong khi đó, đại diện phía bồi thẩm đoàn là 2 nghị sỹ Chris Collins (Đảng Cộng hòa) và Jan Schakowsky (Đảng Dân chủ) đã tỏ ra không hài lòng với những gì diễn trong buổi điều trần. Ông Collins cho biết vụ việc này không đơn giản chỉ đổ lỗi cho một vài kỹ sư là giới lãnh đạo của Volkswagen có thể phủi tay mọi chuyện và coi như không có gì. Thậm chí, nghị sỹ Schakowsky còn thể hiện thái độ quyết liệt hơn khi nhấn mạnh: "Những lời nói từ phía Volkswagen không đáng một xu."
Vụ bê bối khí thải đã gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của hãng chế tạo xe hơi lớn nhất châu Âu này. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn doanh nghiệp Interbrand, giá trị thương hiệu của Volswagen đã sụt giảm 9% xuống còn 12,54 tỷ USD. Hiện tại, Volkswagen đang đứng trước áp lực lớn chưa từng có trong lịch sử 78 năm hình thành hãng xe lớn nhất châu Âu này sau vụ bê bối cài đặt phần mềm gian lận lượng khí thải trong các xe do hãng sản xuất bị Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) công bố hồi tháng trước. Hành vi gian lận này có thể bị phạt tới hơn 18 tỷ USD. Ngoài ra, tập đoàn này thông báo sẽ thu hồi 11 triệu xe có cài phần mềm gian lận khí thải trên toàn thế giới để khắc phục sự cố. Volkswagen cho biết đã chi 6,5 tỷ euro (tương đương 7,3 tỷ USD) cho chiến dịch khắc phục hậu quả này, song một số nhà phân tích cho rằng số tiền phải bỏ ra có thể lớn hơn rất nhiều.
Tham khảo ArsTechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng