[Vui] Chiêm ngưỡng những thiết kế Barcode độc lạ và vô cùng sáng tạo trên bao bì, đã nhìn là muốn mua ngay
Khi nhắc đến Barcode, người ta sẽ liên tưởng ngay đến những đường sọc dọc và con số khô khan, đơn giản được tạo ra để phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, những thiết kế Barcode đầy sáng tạo dưới đây sẽ làm bạn phải thán phục.
Sơ lược lịch sử Barcode (mã vạch)
Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver.
Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình.
Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế của Mỹ vào 20/10/1949 với công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành 7/10/1952.
Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm việc cho IBM) và Silver vào năm 1952.
Norman Joseph Woodland và Bernard Silver - hai trong số những người đầu tiên phát triển ý tưởng về Barcode
Thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế: để có dòng điện đo được bằng các nghiệm dao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500 W gần như đã làm cháy giấy có mẫu mã vạch đầu tiên của họ. Nó đã không được sản xuất đại trà. Năm 1962 họ bán sáng chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán nó cho RCA.
Phát minh ra tia laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn. Đáng tiếc là Silver đã chết năm 1963 ở 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này.
Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA. Không may là các mã vạch điểm đen rất dễ nhòe khi in, và thử nghiệm đã không thu được thành công nào đáng kể. Cùng thời gian đó, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính được chấp nhận vào ngày 3/4/1973 như là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code, hay UPC).
Vào ngày 26/6/1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian.)
Chiêm ngưỡng những thiết kế Barcode siêu độc và cực kỳ sáng tạo trên bao bì, đã nhìn là muốn mua ngay
#1 Barcode trên lọ kem cạo râu của tôi
#2 Các nhà sản xuất đã khéo léo biến Barcode thành mỳ Ý
#3 Barcode trên hộp cỏ lúa mì (wheatgrass) hữu cơ
#4 Barcode của bộ đĩa ăn có chính hình nhân viên phục vụ đang bê chồng đĩa
#5 Designer cho lon bia này có lẽ đã phải rất vất vả
#6 Barcode đã làm được thân cây, làm cả rễ nữa cũng đâu có gì khó
#7 Barcode trên chai nước tăng lực cho dân lướt sóng
#8 Tương tự với chai dầu gội đầu, bạn biết rồi đấy
#9 Cuốn sách về khí tượng thủy văn cho trẻ nhỏ có Barcode là những giọt mưa
#10 Bia Sixpoint nổi danh New York có Barcode lấy cảm hứng từ nhà cao tầng và tượng Nữ thần tự do
#11 Bìa album ác-cóoc-đê-ông, quá sáng tạo và cuốn hút
#12 Vâng, cây bào phô-mai này tốt đến mức bào được cả Barcode
#13 Barcode trên chai dầu gội biến thành vòi hoa sen, khá hợp lý
#14 Barcode này đỉnh quá...
#15 Barcode trên lon bia chính là lon bia: Barcodeception
Theo Bored Panda/Wiki
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng