Được biết tới như 1 thương hiệu mới nổi trong làng công nghệ thế giới, nhưng tham vọng của gã khổng lồ Xiaomi là không hề nhỏ.
Được biết tới như 1 thương hiệu mới nổi trong làng công nghệ thế giới, nhưng tham vọng của gã khổng lồ tới từ Trung Quốc là không hề nhỏ. Ngoài smartphone, tablet, Xiaomi còn chi mạnh tay trong lĩnh vực Internet of Things nhằm đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và thậm chí "đạp đổ" cả Apple, Google hay Microsoft.
Sơ lược về Xiaomi
Xiaomi được thành lập vào ngày 6/4/2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức đầu tư lớn là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture Partners đến từ Trung Quốc. Dù tên gọi của hãng có nghĩa hạt gạo nhỏ nhưng đây lại là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán các mẫu smartphone, ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng cho thị trường Trung Quốc.
Nhân sự toàn "sếp lớn"
Xiaomi là một tập đoàn smartphone Trung Quốc, thế nhưng đội ngũ nhân viên và ban quản trị của hãng đều là những "tay lớn" trong làng công nghệ. Cụ thể hơn, Xiaomi đã thuê rất nhiều nhân viên giỏi đến từ những tập đoàn lớn ở Mỹ như Microsoft, Motorola và Google. Và đặc biệt là CEO Lei Jun với nhiều ý tưởng táo bạo với mục tiêu: ĐÁNH BẠI APPLE.
Phương châm giá rẻ đè siêu phẩm
Phương châm phát triển của Xiaomi đó chính là sản xuất các dòng thiết bị với chất lượng phần cứng cao nhưng vẫn phải đảm bảo được việc tối ưu giá bán. Xiaomi luôn quyết tâm xoá bỏ cái dớp "điện thoại phần cứng nghèo nàn, chất lượng thấp" khi nói về smartphone đến từ Trung Quốc.
Cách tiếp cận thị trường
Sự thành công của Xiaomi không chỉ đến từ ban lãnh đạo, chất lượng phần cứng tốt, mà còn đến từ cách tiếp cận thị trường, người dùng một cách độc đáo và sáng tạo. Thay vì bán sản phẩm thông qua các nhà phân phối, "hạt gạo nhỏ" chọn cách bán hàng trực tiếp trên website của mình cũng như các trang mạng xã hội. Xiaomi công bố chính sách giá bán của mình là bán theo giá linh kiện, do đó người dùng cũng sẽ hưởng lợi từ phương pháp này.
Đặc trưng của sản phẩm Xiaomi
Với dòng thiết bị chủ lực là smartphone, Xiaomi luôn chú trọng tới thiết kế của những sản phẩm này. Thiết kế "góp nhặt", đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi hình mẫu Apple đã giúp Xiaomi thu hút được người dùng.
Thêm vào đó, hãng lại xây dựng phần mềm, hệ sinh thái trước phần cứng và nhất là giá bán phải chăng so với các sản phẩm chạy Android cùng tầm.
Vị thế của Xiaomi hiện nay
Chỉ sau khoảng 5 năm thành lập, Xiaomi đã vươn mình lên vị trí thứ 3 trong số các nhà sản xuất di động lớn nhất thế giới. Ở thời điểm hiện tại, "chú rồng" của Trung Quốc đã được định giá tới 45 tỷ USD và đang hướng tới mục tiêu 100 tỷ vào cuối năm nay.
Tại Trung Quốc, Xiaomi là 1 trong những đơn vị có thị phần cao nhất - khoảng 14%, trong khi đó, trên đấu trường quốc tế, Xiaomi chiếm khoảng 5,6% thị phần toàn cầu - chỉ xếp sau Apple và Samsung
Tham vọng Internet of Things
Không đứng ngoài xu thế Internet of Things, CEO LeiJun cũng sẽ chi 1 tỷ USD vào các sản phẩm giải trí kĩ thuật số và hệ thống thiết bị có khả năng kết nối lẫn nhau trong tương lai. Xiaomi sẽ tập trung vào ba lĩnh vực: smartphone và tablet, smart TV và set-top boxes, router. Bằng việc đầu tư vào rất nhiều công ty công nghệ và startup, Xiaomi có thể đều đặn giới thiệu sản phẩm với thương hiệu của mình mà không phải trực tiếp thiết kế và xây dựng.
Mối quan hệ Xiaomi - Apple - Samsung và Google
Xiaomi luôn bị cho là ăn theo Apple, từ thiết kế cho tới cách mà những chiếc Redmi Note hay Mi Phone ra đời. Trong khi đó, với Xiaomi, Samsung lại chính là đối thủ lớn nhất - cùng nền tảng Android và cùng phân khúc tầm trung. Dù hệ điều hành MIUI của Xiaomi dựa trên nền tảng Android gốc, nhưng Xiaomi lại tách ra khỏi Google, nhờ qui định của hệ sinh thái mã nguồn mở, và dựa trên Linux.
Con át chủ bài của Xiaomi trong 2015: Mi Note
Trong khi Apple đưa ra khẩu hiệu "bigger than bigger" ám chỉ những chiếc iPhone sở hữu kích thước lớn hơn đem tới chất lượng tốt hơn, thì có thể coi chiếc Mi Note Pro của Xiaomi chính là "đòn giáng mạnh" vào lòng tự tôn của người Mỹ.
Không chỉ sở hữu màn hình lớn, cấu hình tốt, Mi Note còn thực sự thu hút người dùng bởi giá bán "không tưởng" chỉ 370 USD - tương đương 7,8 triệu đồng.
Tổng hợp
>>Những tính năng quan trọng mà bộ đôi flagship của Xiaomi còn thiếu để trở nên hoàn hảo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng