Chiến thắng này sẽ hướng Châu Phi ra khỏi nguy cơ đối mặt với đại dịch kép, bao gồm COVID-19 và Ebola.
Các quan chức y tế Cộng hòa Dân chủ Congo và Tổ chức Y tế Thế giới vừa tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát dịch Ebola lớn thứ hai trong lịch sử tại Châu Phi.
Đợt bùng phát này bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 tại vùng đông bắc Kivu của Cộng hòa Dân chủ Congo. Cho đến giữa năm 2019, số người nhiễm bệnh và tử vong nó gây ra đã vượt qua bất kỳ ổ dịch Ebola nào trước đó, ngoại trừ khoảng thời gian đại dịch Tây Phi 2014-2016 từng lây nhiễm gần 30.000 người và giết chết hơn 11.000 người.
Mặc dù có quy mô chỉ bằng một phần mười, ổ dịch Ebola tại Kivu lại có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi. Cho đến ngày hôm nay, khi Cộng hoà Dân chủ Congo thức công bố dập dịch thành công, đã có hơn 3.400 người bị lây nhiễm và 2.280 người tử vong.
WHO tuyên bố chấm dứt đợt tái bùng phát Ebola lớn nhất kể từ trước đến nay
Tin tốt lành đến trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Đã có những lo ngại rằng các nước Châu Phi sẽ phải đối mặt với đại dịch kép sau khi Ebola bùng phát trở lại vào tháng 3 và tháng 4, kéo dài đợt tái bùng phát lớn nhất kể từ năm 2018.
Đợt bùng phát này ở Congo là lần đầu tiên một loại vắc-xin Ebola được sử dụng để quản lý dịch từ khi căn bệnh được phát hiện vào những năm 1970. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 300.000 người ở Cộng hoà Dân chủ Congo và các khu vực lân cận- nơi có nguy cơ cao dịch bệnh sẽ tràn sang - đã được tiêm vắc-xin phòng Ebola.
Vắc-xin đã cho hiệu quả phòng bệnh tốt. Đáng buồn thay, xung đột vũ trang và những nghi ngại của người dân địa phương với nhân viên y tế tình nguyện đã cản trở nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Đã có những báo cáo trường hợp trung tâm y tế và nhân viên phản ứng nhanh với dịch Ebola bị tấn công và giết chết bởi những kẻ khủng bố nặc danh.
Đến đầu năm 2020, dịch bệnh mới cơ bản được khống chế. WHO từng có được cơ hội tuyên bố hết dịch vào đầu tháng 4, sau hơn 50 ngày không ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm mới nào. Tuy nhiên, vài ngày trước thời hạn ấy, các quan chức WHO lại tiếp tục được thông báo về các trường hợp nhiễm Ebola có liên quan đến ổ dịch tại vùng đông bắc Kivu Congo. Kéo theo đó là một số ca nhiễm lẻ tẻ cho đến tận ngày 27 tháng 4.
Tin vui là kể từ đó tới nay đã hết thời gian ủ bệnh, không còn một trường hợp Ebola nào được báo cáo liên quan đến ổ dịch ở đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo. Bộ trưởng Bộ Y tế nước này ngày hôm qua đã tuyên bố hết dịch, dưới sự đồng ý của văn phòng WHO tại Châu Phi.
Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn một ổ dịch Ebola
Mặc dù vậy, cũng phải nói rằng chiến thắng lần này không phải là điểm kết thúc của cuộc chiến với Ebola ở Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn một ổ dịch Ebola bùng phát ở khu vực phía tây bắc của tỉnh Équateur. Cho đến nay, ít nhất 17 người ở đó đã nhiễm bệnh và 11 người đã chết.
Virus Ebola chủ yếu vẫn tồn tại trên động vật, có nghĩa là dịch đã bắt đầu khi virus lây truyền từ động vật sang người (có lẽ là từ dơi). Con đường lây truyền từ người sang người được xác định là qua máu và dịch tiết cơ thể.
Mặc dù chúng ta đã có vắc-xin Ebola, những khó khăn trong việc tiêm chủng để đạt tới miễn dịch cộng đồng vẫn còn tồn tại. Khả năng là các nước Châu Phi và bản thân Cộng hòa Dân chủ Congo còn phải đối mặt với căn bệnh này trong một thời gian dài nữa. Ebola vẫn nhăm nhe là một cơn ác mộng dai dẳng với các nước này.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng