Windows không nằm trong danh sách những ưu tiên hàng đầu của Microsoft?
Windows 10 sẽ chỉ là một phần trong kế hoạch cải tổ Microsoft, cũng như là bước đệm giúp công ty thực thi các mục tiêu quan trọng trong năm tới.
Tại sự kiện thường niên, kết thúc năm tài khóa 2015 vừa qua, Microsoft đã công bố chiến lược kinh doanh mới của công ty với tên gọi "Tầm nhìn Microsoft". Theo đó, CEO Satya Nadella đã đưa ra 3 ưu tiền hàng đầu của gã khổng lồ sứ Redmond trong thời gian tới.
Được biết, đây đều là những mục tiêu quan trọng với Microsoft trong năm tài khóa 2016, đồng thời là những bước đi quyết định giúp công ty ngày càng phát triển mảng kinh doanh của mình:
- Tái tạo lại quy trình và chiến lược kinh doanh sản phẩm.
- Xây dựng nền tảng điện toán đám mây thông minh.
- Điện toán đám mây cá nhân.
Cụ thể, với mục tiêu đầu tiên, Microsoft dưới thời CEO Satya Nadella sẽ thôi tập trung quá nhiều nguồn lực vào các thiết bị phần cứng, đặc biệt là mảng di động với các smartphone Lumia hiện hành. Thay vào đó, công ty sẽ tập trung vào việc phát triển các ứng dụng/dịch vụ cả miễn phí và có phí.
Tiêu biểu như bộ công cụ văn phòng của Microsoft Office 365 trên di động. Theo như giải thích của Microsoft, đối tượng mà các ứng dụng này hướng đến chính là người dùng có nhu cầu làm việc trên smartphone, tablet cũng như các đối tượng cầm tay thông minh khác.
Bên cạnh việc yêu cầu người dùng phải trả phí cho các sản phẩm của mình, công ty này cũng trú trọng đầu tư vào giới học sinh, sinh viên, giáo viên, cho phép họ được sử dụng miễn phí, trước khi phải bỏ ra một khoản tiền thuê bao hàng tháng.
Với mục tiêu thứ hai, Microsoft muốn tập trung cho các sản phẩm điện toán đám mây Azure của mình. Bởi theo công ty này, các hệ thống đám mây đã trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, do đó, rất nhiều công ty đã sẵn sàng để thử nghiệm và sử dụng Azure.
Từ năm 2011, Microsoft kiếm được hơn 3000 hợp đồng về Azure từ các doanh nghiệp. Cũng cùng thời điểm này, tính riêng trên toàn nước Mỹ, hơn 30% các hợp đồng mà Microsoft kiếm được đã tiếp tục sử dụng dịch vụ đấm mây của công ty, như đã được ký kết.
Và tính cho tới hết thời điểm năm ngoái, tỷ lệ này tại nước Mỹ đã được cải thiện rất nhiều. Tính riêng thị trường này, Azure kiếm về cho Microsoft khoảng 70 triệu USD, trong đó, công ty đã sử dụng 47 triệu USD để nâng cấp hệ thống này. Điều này có nghĩa "chiếc cối xay tiền" của Microsoft đã bắt đầu hoạt động.
Với mục tiêu cuối cùng, điện toán đám mây cá nhân đã trở thành xu hướng tất yếu của làng công nghệ hiện nay. Đối với số lượng gia tăng công việc, hành trình điện toán đám mây bắt đầu với một kiến trúc đám mây cá nhân hơn.
Nền tảng điện toán đám mây cá nhân và sự năng động khi phân bổ nguồn lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp cho phép các dịch vụ có thể được triển khai nhanh chóng và mở rộng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bất cứ lúc nào.
Những giải pháp của Microsoft cho điện toán đám mây cá nhân, xây dựng trên Windows Server, Hyper-V và System Center, là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của chúng tôi với điện toán đám mây, cho phép người dùng xây dựng một môi trường đám mây dành riêng để cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều đáng nói là trong cả 3 mục tiêu vừa qua, Microsoft không hề nhắc tới Windows 10, trong khi đây được coi là sản phẩm trọng yếu của công ty ở thời điểm hiện tại. Theo CEO Satya Nadella, Windows 10 chỉ là công cụ để Microsoft phát triển các dịch vụ liên quan.
Gã khổng lồ sứ Redmond định vị Windows 10 là hệ sinh thái sau thời hậu PC, giúp kết nối các thiết bị thông minh lại với nhau bao gồm cả smartphone, tablet và cả các thiết bị đeo. Để chuẩn bị cho 2 mục tiêu đầu tiên, các ứng dụng trên Windows 10 và trợ lý ảo Cortana sẽ là những nhân tố quan trọng trong chiến lược này.
Do đó, không phải ngẫu nhiên, công ty phần mềm hàng đầu của Mỹ lại tung ra công cụ chuyển đổi ứng dụng Android và iOS sang Windows nhằm thu thêm nhiều nhà phát triển hơn. Microsoft muốn người dùng sử dụng các giải pháp của mình thay vì phải quan tâm họ đang sở hữu thiết bị gì, chạy nền tảng nào.
Còn như Azure hay các công nghệ điện toán cá nhân, Microsoft đã cung cấp rất đầy đủ các công cụ cần thiết cho người dùng từ các phiên bản Windows trước đó. Công ty kì vọng rằng, với hệ sinh thái mới, các nhà phát triển sẽ cảm thấy thoải mái và hữu ích hơn, mỗi khi họ nghĩ về một hệ thống điện toán nào đó.
Nói cách khác, thay vì phải gắn mình với PC, laptop, công việc quản lý, quản trị các hệ thống thông tin sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Và đây chính là mục tiêu "điện toán đám mây cá nhân" trên Windows 10 thế hệ mới.
Do đó, Windows 10 sẽ chỉ là một phần trong kế hoạch cải tổ công ty, cũng như là bước đệm giúp Microsoft thực thi cả 3 mục tiêu của mình trong năm tới. Đại diện của Microsoft khẳng định, Windows 10 tồn tại để tích hợp và thúc đẩy các dịch vụ, nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà gã khổng lồ sứ Redmond hướng đến.
Đồng thời, đây cũng chính là vấn đề cốt lõi mà CEO Satya Nadella đã tuyên bố cách đây không lâu, gây ra rất nhiều khó hiểu cho người dùng: "Một chiếc PC trên mỗi bàn làm việc và trong mỗi gia đình".
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng