Xe điện Mỹ vượt qua cột mốc quan trọng, sớm trở thành phương tiện phổ biến trên những con đường?
Nhiều người có thể nhớ lại lần đầu cầm trên tay một chiếc smartphone đời đầu. Đó là thiết bị khác thường, đắt tiền và đủ mới lạ để thu hút sự chú ý của đám đông tại các bữa tiệc. Thế nhưng, chưa đầy một thập kỷ sau, việc không sở hữu một chiếc điện thoại thông minh mới là điều bất thường.
Theo phân tích của Bloomberg về tỷ lệ mua và sử dụng xe điện hiện nay cũng đang diễn ra tương tự trên toàn cầu. Mỹ là quốc gia mới nhất vượt qua mốc quan trọng của EV: 5% doanh số bán ô tô mới chỉ chạy bằng điện. Theo phân tích, ngưỡng này báo hiệu sự khởi đầu của thời kỳ mà các ứng dụng công nghệ nhanh chóng lên ngôi.
Trong sáu tháng qua, Mỹ đã cùng với châu Âu và Trung Quốc - gọi chung là ba thị trường xe hơi lớn nhất - vượt qua mốc 5%. Nếu Mỹ đi theo xu hướng được thiết lập bởi 18 quốc gia đi trước, một phần tư doanh số bán ô tô mới có thể sẽ thuộc về xe điện vào cuối năm 2025.
Tại sao mốc 5% lại quan trọng đến vậy?
Hầu hết các công nghệ mới thành công như điện, TV, điện thoại di động, Internet hay thậm chí cả bóng đèn LED đều tuân theo mô hình chấp nhận công nghệ hình chữ S.
Chẳng hạn như với điện thoại thông minh, doanh số bán hàng tăng chậm trong giai đoạn đầu, sau đó tăng nhanh một cách đáng kinh ngạc khi smartphone trở nên phổ biến và chỉ còn một số ít người kiên quyết không từ bỏ chiếc điện thoại cũ của mình.
Trong trường hợp của xe điện, 5% dường như là điểm mốc quan trọng. Trước đó, doanh số bán hàng có xu hướng tăng chậm và không thể đoán trước được. Nhưng sau khi vượt qua mốc này, nhu cầu tăng lên nhanh chóng và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo.
Vậy nên, không có gì bất ngờ khi các quốc gia trên thế giới sẽ đi theo mô hình trên. Hầu hết các khó khăn hiện tại đều mang tính toàn cầu: không có đủ bộ sạc công cộng, ô tô đắt và nguồn cung hạn chế, người mua cũng không biết nhiều về EV. Tuy nhiên, khi đã vượt qua được quãng đường 5% đầu tiên, số đông cũng sẽ sớm đồng tình và làm theo.
Có thể thấy, mô hình chấp nhận của Hàn Quốc có điểm mốc được chấp nhận bắt đầu từ năm 2021, trông rất giống với chặng đường mà Trung Quốc đã trải qua vào năm 2018 và cũng tương tự như Na Uy sau khi vượt qua mốc 5% đầu tiên vào năm 2013. Các thị trường xe lớn tiếp theo tiến gần đến điểm này trong năm nay bao gồm Canada, Úc và Tây Ban Nha.
Điểm mốc cao hơn đối với xe hybrid
Phần phân tích trên chỉ dành cho các loại xe chỉ chạy bằng ắc quy. Một số quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, đã nhanh tay hơn trong việc sử dụng xe plug-in hybrid, có pin nhỏ hơn được hỗ trợ bởi động cơ chạy bằng xăng. Tính cả loại xe này, thế giới mới chỉ có hơn 20 triệu chiếc xe điện được chạy trên đường. Và con số này sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm sau, theo một báo cáo gần đây của các nhà phân tích tại BloombergNEF.
Vì việc sử dụng plug-in hybrid có sự khác nhau về công nghệ và sự hiểu biết của người tiêu dùng nên giai đoạn đầu của mô hình chấp nhận đối với loại xe này trở nên thiếu nhất quán. Điểm mốc nhất quán dành cho xe hybrid đã không thể đạt được cho đến khi 10% xe mới có phích cắm.
Mỹ và Trung Quốc chủ yếu bỏ qua plug-in hybrid và chuyển thẳng sang xe chạy hoàn toàn bằng điện. Và Mỹ vẫn chưa vượt qua được ngưỡng 10%.
Đằng sau mỗi quốc gia vượt qua ngưỡng EV là một chương trình khuyến khích liên bang và tiêu chuẩn ô nhiễm. Tại Mỹ, chính quyền Biden năm ngoái đã ban hành lệnh hành pháp kêu gọi người dân sử dụng xe điện và khiến lượng xe này chiếm một nửa số phương tiện vào năm 2030 (bao gồm cả xe hybrid). Theo phân tích điểm mốc ngoặt, Mỹ sẽ đạt được mục tiêu đó trong vài năm nữa.
Việc tiếp tục tăng trưởng cũng phụ thuộc vào khả năng của các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung cấp của họ trong việc tăng sản lượng đủ nhanh. Volkswagen, Ford và BMW đều đang nhắm mục tiêu khiến doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện toàn cầu của họ đạt đến 50% trở lên vào cuối thập kỷ này.
Thì ra, các nhà sản xuất ô tô cũng có điểm ngưỡng. Các nhà máy phải được trang bị lại và cấu hình lại chuỗi cung ứng. Để đạt được mức tiết kiệm chi phí nhất, toàn bộ xe phải được thiết kế lại với tâm điểm là điện khí hóa. Ở châu Âu, khi 10% doanh số hàng quý của một nhà sản xuất ô tô là xe điện, thì con số này sẽ tăng gấp ba trong vòng chưa đầy hai năm.
Trước sau gì thế giới cũng sẽ chuyển đổi sang EV?
Cho đến nay, 90% doanh số bán xe điện trên thế giới đến từ Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Điều đó có nghĩa là các quốc gia chịu trách nhiệm về một phần ba doanh số bán ô tô hàng năm trên toàn cầu vẫn chưa vượt qua điểm mốc.
Không có quốc gia nào ở Mỹ Latinh, châu Phi hoặc Đông Nam Á đã thực hiện được bước nhảy vọt. Nếu họ muốn làm vậy thì không chắc liệu các công ty khai thác toàn cầu có thể đáp ứng kịp nhu cầu về pin hay không.
Tuy nhiên, doanh số bán xe điện trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong hai năm qua, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Tất cả sự tăng trưởng ròng về doanh số bán ô tô toàn cầu vào năm 2021 đều đến từ ô tô điện và đó là xu hướng mà BloobmergNEF dự báo là vẫn sẽ tiếp tục. Năm nay có thể là dấu ấn lớn đối với các phương tiện lưu thông trên đường mà không có phích cắm.
Áp dụng phân tích điểm mốc cho toàn cầu, tỷ lệ xe chạy hoàn toàn bằng điện trên toàn thế giới đã vượt qua 5% lần đầu tiên vào năm ngoái. Bao gồm cả xe plug-in hybrid, thế giới có thể sẽ vượt qua mốc 10% vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Nếu các xu hướng này đúng, nhu cầu dự kiến sẽ tăng rất nhanh.
Tham khảo Financial Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng