'Xe ôm điện' của ông Phạm Nhật Vượng khai phá phân khúc mới: Tiềm năng ra sao, Grab, Be và Gojek liệu có tham gia?
Dịch vụ này đang được nhiều phụ huynh rất quan tâm, đặc biệt khi thời điểm tựu trường đang đến gần.
- Từ VinFast đến Dat Bike, xe điện đang thâm nhập vào thị trường theo một công thức: Trở thành phương tiện trên các app xe công nghệ
- Thành phố San Francisco (Mỹ) khai trương xe bus không người lái
- Tài xế công nghệ chuyển sang làm TikToker: Sáng chở khách, tối về sửa clip, hợp đồng tài trợ nhiều hơn cả lương chạy xe
- Mặt tối của ngành xe điện Trung Quốc: Bãi rác ô tô ngập hàng phế thải, ắc quy điện chẳng ai muốn tái chế gây ô nhiễm môi trường
- Xe ôm công nghệ vào cuộc chiến mới
Ngày 14/8/2023, dịch vụ vận chuyển Xanh SM Bike chính thức đi vào hoạt động tại địa bàn đầu tiên là Hà Nội. Đây là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe máy điện VinFast của Công ty GSM, ra mắt chỉ sau 4 tháng triển khai Xanh SM Taxi.
Đáng chú ý, Xanh SM còn mang tới dịch vụ “Xanh 2 School” chuyên đưa đón học sinh, sinh viên đến trường theo giờ linh hoạt và theo tuyến cố định.
'Xe ôm' chuyên đưa đón học sinh
Cụ thể, gói tuyến cố định dành cho khách hàng là các Trường học, phụ huynh học sinh sử dụng loại xe VinFast VFe34, VF5 plus và VF 8. Gói tuyến theo yêu cầu cũng dành cho khách hàng là các Trường học, phụ huynh học sinh sử dụng loại xe VinFast VFe34, VF5 plus và VF 8. Gói linh hoạt bằng xe máy điện dành riêng cho phụ huynh học sinh sử dụng loại xe là FelizS.
Quy mô của lĩnh vực gọi xe công nghệ tại Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD vào năm 2022 và lên đến 5 tỷ USD vào năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng kép là 21%. Nhiều công ty lớn hiện đang tham gia như Grab, Be, Ahamove hay Gojek.
Trong khi đó, dịch vụ đưa đón học sinh, sinh viên là một thị trường có tiềm năng lớn khi theo tính toán năm học 2022-2023, đã có tới hơn 23 triệu học sinh trên cả nước cùng với lượng sinh viên nhiều trường đại học tập trung tại các thành phố lớn.
Đưa đón con đi học là việc làm quen thuộc với cha mẹ mỗi ngày tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thực hiện. Cha mẹ vừa phải đưa đón con đi học đúng giờ, vừa đảm bảo công việc của mình, chưa nói đến tình trạng tắc đường gây khó khăn trong quá trình đi lại.
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đang sử dụng dịch vụ xe của nhà trường hoặc dịch vụ bên ngoài. Trên thị trường có nhiều công ty cung cấp dịch vụ đưa đón con theo lịch của bố mẹ, giá dao động từ 2 tới 3 triệu đồng/tháng tùy theo quãng đường với hai hình thức là xe máy và xe ô tô các loại 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ.
Hầu hết, các dịch vụ này đều dựa trên thoả thuận giữa phụ huynh học sinh và các bên cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, các công ty cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh hầu như là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tự phát.
Chị Hoa có con đang học tại một trường ở Hà Nội cho biết, ngoài tìm hiểu các dịch vụ đưa đón con thông qua các công ty chuyên phục vụ vận tải trong nội thành, chị cũng tham gia vào nhiều diễn đàn tìm kiếm dịch vụ xe cá nhân từ 5 đến 7 chỗ. Tuy nhiên, các tài xế chỉ nhận những cung đường thuận với di chuyển của họ, việc theo dõi tình trạng đường đi còn hạn chế, nếu may mắn tìm được thì giá cũng không hề rẻ.
Việc đưa đón con trong thời gian Hà Nội cho học sinh trở lại trường, nếu sử dụng dịch vụ Grabcar thì chi phí đưa đón con của chị Hoa có thể phải đội lên hàng triệu đồng/tháng.
Mô hình tiềm năng trên thế giới
Theo tìm hiểu, mô hình các hãng gọi xe công nghệ tham gia đưa đón học sinh, sinh viên xuất hiện khá nhiều trên thế giới. Nhiều hãng công nghệ còn được mệnh danh là "Uber cho trẻ em" như Zum, ZemCar, GoKid, Kango, Bubbl và HopSkipDrive (Mỹ),... Trong đó, Zum gây chú ý khi hầu hết xe được sử dụng đều là xe điện.
Theo đó, các hãng kết hợp với phụ huynh cùng nhà trường để đưa đón học sinh, ngoài tuyến đường thông thường mà xe bus trường học hoạt động. Tài xế của những hãng gọi xe này đều được đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ em và vượt qua vòng kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt.
Thông qua app, GPS và các cảm biến, công ty có thể theo dõi các chuyến đi theo thời gian thực và nắm được các tình huống có thể xảy ra. Hệ thống được thiết kế để phục vụ hành khách (học sinh) không sử dụng smartphone, và có sự giám sát của nền tảng, phụ huynh cùng nhà trường.
Doanh thu hàng năm ước tính của Zum hiện là 26,2 triệu USD mỗi năm và HopSkipDrive là 37,8 triệu USD, theo GrowJo.
Các nhà đầu tư lớn trên thế giới cũng đang nhận thấy tiềm năng từ thị trường này nên liên tục rót vốn lớn. Tháng 2/2019, Zum đã huy động được 44 triệu USD trong vòng cấp vốn Series C do BMW i Ventures dẫn đầu, và tiếp tục huy động được 130 triệu USD tại vòng cấp vốn Series D vào năm 2021, nâng tổng số tiền tài trợ của công ty lên hơn 200 triệu USD.
Năm 2022, HopSkipDrive, một startup 9 năm tuổi có trụ sở ở LA, Mỹ đã huy động được 37 triệu USD tài trợ Series D từ Energy Impact Partners, Keyframe Capital, FirstMark Capital, Alumni Ventures.
Tại Việt Nam, hiện các công ty gọi xe lớn như Grab, Gojek hay Be vẫn chưa tham gia vào lĩnh vực này. Việc Xanh SM công phá thị trường này đang giúp các bậc phụ huynh có thêm lựa chọn trong thời điểm tựu trường đến gần và mở ra hướng đi mới cho các hãng gọi xe công nghệ trên thị trường hiện nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng