Khi công nghệ xe tự lái mới chỉ nhen nhóm cách đây vài năm, nhiều người đã lo ngại về nguy cơ kẻ xấu có thể dễ dàng lợi dụng công nghệ cao để lập trình và tạo nên những cỗ xe giết người.
Theo xu hướng hiện nay, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới đều đang ấp ủ những mẫu xe tự lái tân tiến. Thậm chí, ngay cả những hãng công nghệ như Google hay Apple cũng đã nhảy vào lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Về cơ bản, những chiếc xe tự lái có thể sớm được lăn bánh trên đường trong tương lai không xa, với việc trang bị những công nghệ bảo mật tiên tiến nhằm đảm bảo an toàn cho người lái.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn đó những kịch bản rất đặc biệt khiến xe tự lái khó tránh khỏi những tai nạn đáng có như: bị tin tặc chiếm quyền kiểm soát và thuật toán điều khiển bị lợi dụng. Vậy trong những trường hợp này, người lái sẽ ra sao và trách nhiệm thuộc về ai?
Xe tự lái quá rủi ro
Khi nói đến công nghệ xe tự lái, chúng ta thường sẽ nghĩ đến những tính năng cao cấp bao gồm khả năng tự điều khiển hoặc đậu xe thông minh, thậm chí cả tính năng vượt xe vốn chỉ con người mới có thể xử lý được. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là hệ thống xe tự lái không hẳn là một khối bảo mật hoàn hảo do chỉ mới được phát triển trong vài năm gần đây.
Cách đây, không lâu, giới chuyên gia cũng từng ghi nhận trường hợp người lái suýt gặp tai nạn do thử tính năng xe tự lái trên xe Tesla.
Nhà khoa học Jean-Francois Bonnefon đến từ Trường kinh tế Toulouse ở Pháp cùng các cộng sự đã tiến hành một số các nghiên cứu đạo đức thực nghiệm nhằm tìm hiểu thái độ của công chúng đối với công nghệ xe tự lái.
Nhóm nghiên cứu đã đưa nhiều câu hỏi tình huống đạo đức khó xử trên dịch vụ web Amazon Mechanical Turk (trung tâm giao dịch các dự án cần người thực hiện các thao tác thông minh mà máy tính chưa thực hiện được). Những người tham gia trả lời sẽ được đặt trong một kịch bản tình huống, ví dụ nếu một chiếc xe lao vào hàng rào và đâm vào mọi người, liệu sẽ có bao nhiêu người được cứu sống?
Các nhà nghiên cứu đồng thời cũng thay đổi một số chi tiết như khả năng cứu sống thực tế được bao nhiêu người đi bộ hay phản ứng của người được hỏi khi đặt bản thân chính là người bị đâm như thế nào.
Nhiều tình huống được đặt ra để đánh giá khả năng xử lý của thuật toán trên xe tự lái.
Kết quả cho thấy, đa số đều ủng hộ quan điểm về việc các nhà sản xuất xe nên lập trình sao cho có thể giảm thiểu được tối đa số người chết khi xảy ra những tai nạn như vậy.
Tuy nhiên chỉ có một số ít người thực sự sẵn sàng đi trên xe tự lái.
"Những người tham gia thử nghiệm không tin tưởng về tác dụng của hệ thống lập trình trên xe tự lái trong thực tế. Họ muốn người khác sử dụng xe tự lái nhưng lại không muốn bỏ tiền mua xe tự lái", Bonnefon cho biết.
Và đó chính là nghịch lý. Mọi người ủng hộ xe tự lái nhưng không hề muốn lái một chiếc xe như vậy bởi độ rủi ro là khá cao. Chưa kể có những vấn đề tưởng chừng còn khó xử hơn thế do xe tự lái gây ra.
Hãy tưởng tượng nếu một ngày nọ, khi bạn đang đi trên xe tự lái và đột nhiên xe không thể kiểm soát và đâm vào một nhóm 10 người đang băng qua đường. Tưởng chừng đó không phải là lỗi của người lái nhưng thực tế, người chịu trách nhiệm đầu tiên chính là bạn, người chủ xe.
Làm sao để kiểm soát được xe tự lái?
Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, rõ ràng xe tự lái vẫn còn là một dấu hỏi lớn với ngành công nghiệp ô tô. Không giống như điện thoại hay các mạng lưới an ninh khác, xe tự lái bao gồm một hệ thống phức tạp mô phỏng những hành động khi lái xe của con người. Hành động mô phỏng này được cụ thể hóa dưới dạng các thuật toán.
Vậy làm sao để biết và kiểm soát được việc các nhà sản xuất không đưa vào những thuật toán nguy hiểm như đã đề cập? Nếu chẳng may, thuật toán đó có thể bị can thiệp từ bên ngoài để gây ra tai nạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chưa kể đây cũng là một lỗ hổng rất dễ lợi dụng nhằm đổ lỗi cho những thuật toán sai lầm của xe tự lái.
Thoải mái làm mọi thứ mà không cần phải điều khiển xe liệu có phải là cách hay?
Câu trả lời sẽ đến từ chính những nhà sản xuất xe tự lái. Hơn hết, họ sẽ cần phải thiết lập một chuẩn mực riêng cho xe tự lái, bổ sung những đặc quyền cho người lái trong những trường hợp đặc biệt,...
Học giả kiêm chuyên gia đạo đức đến từ trường ĐH. Oxford, Ameen Bargh cho biết: "Kết quả nghiên cứu đã đem lại cái nhìn đột phá về một vấn đề khá gai góc đang nổi lên do thuật toán đạo đức của xe tự lái". Ameen tin rằng, việc điều chỉnh cách giải quyết tình huống của xe tự lái chính là chìa khóa quan trọng để bảo toàn mạng sống cho chính người lái và những người xung quanh.
Vậy bạn đọc nghĩ sao về tính ứng dụng của xe tự lái trong thực tế và còn những nguy cơ tiềm ẩn gì đằng sau công nghệ tiên tiến này? Hãy chia sẻ thêm trong phần bình luận bên dưới.
Tham khảo TechnologyReview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng