Xem bằng sáng chế của startup ảo nhất thế giới Magic Leap để hiểu được họ đang làm gì
Ngoài cái mác “công ty được Google cùng góp vốn 500 triệu USD” thì có lẽ chả ai biết đến Magic Leap là công ty nào.
Giám đốc điều hành Rony Abovitz miêu tả công ty của mình là một công ty “công nghệ hóa học”. Duy nhất mới chỉ có 2 nhà báo được thử nghiệm chiếc kính thực tế ảo “mixed reality” của Magic Leap.
Magic Leap khá là kín tiếng đối với một công ty được đầu tư hơn 1 tỷ USD từ những nhà đầu tư lớn, công ty này còn có một người rất quan trọng của Google trong hội đồng quản trị đó là Sundar Pinchai.
Một trong những công nghệ mà Magic Leap muốn con người sở hữu
Nói tóm gọn, Magic Leap là một công ty công nghệ tại Florida, nghiên cứu chế tạo một số loại kính thực tế ảo “mixed reality”.
Nói đơn giản, “mixed reality” sử dụng những máy chiếu tí hon để chiếu những hình ảnh điện tử vào thế giới thực.
Magic Leap tự tin công nghệ của họ sẽ một ngày nào đó thay thế được máy tính. Những chiếc kính thực tế ảo của Magic Leap sẽ khai tử những màn hình như màn hình TV, màn hình điện thoại…
Tháng 7 năm 2015, Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ đã công bố tỉ mỉ các bản đăng ký bằng sáng chế Magic Leap gửi lên, bao gồm các bức vẽ kì lạ về chiếc kính thực tế ảo của công ty này.
Hãy xem một số bản đăng ký bằng sáng chế của Magic Leap để biết được thực sự công ty này đang nghiên cứu sản phẩm gì.
Bóng dáng của một chiếc Google Glass
Bản vẽ đầu tiên trong bản đăng ký bằng sáng chế của Magic Leap là đây: một kiểu thiết bị kính đeo có gắn dây, cho phép người dùng nhìn được những hình ảnh máy tính tạo ra từ mắt trái của họ. Đây không phải thứ Magic Leap đang làm, nó chỉ cho chúng ta một biết một chút về sản phẩm của công ty này.
Robot khổng lồ
Bản vẽ thứ hai mô tả trải nghiệm sử dụng kính thực tế ảo Magic Leap của người dùng. Chỉ những người đeo chiếc kính thực tế ảo của Magic Leap mới nhìn thấy một con robot khổng lồ và một con ong người đang bay. Chiếc kính thực tế ảo đã “tăng cường” thực tế của người dùng bằng việc phóng ra hình ảnh robot khổng lồ và con ong người.
Công nghệ mà Magic Leap sẽ không bao giờ áp dụng
Ở bản vẽ thứ 3, mô tả một chiếc kính thực tế ảo với 2 màn hình hiển thị để lừa mắt người dùng. Đây chính là cách những chiếc kính thực tế ảo hoạt động. Nhưng Magic Leap khẳng định không muốn sử dụng công nghệ này cho chiếc kính của mình. Giải pháp này sẽ khiến người dùng bị khó chịu khi họ đánh mắt sang 2 bên.
Những chiếc camera gắn vào mắt kính
Một giải pháp nữa được Magic Leap đưa ra trong bản đăng ký bằng sáng chế đó là một chiếc kính với 2 camera gắn trên mắt kính. 2 camera sẽ thu lai hình ảnh thực trước mắt người dùng, sau đó cho thêm các hình ảnh được tạo ra từ máy tính , sau đó phóng những hình ảnh thực tế ảo đó tới mắt người dùng.
Và một lần nữa, đây không phải là giải pháp Magic Leap sẽ sử dụng cho chiếc kính thực tế ảo của mình.
Bản vẽ chiếc mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm kết hợp kính thực tế ảo có lẽ là sở thích của nhiều người. Và Magic Leap cũng đã đăng kí một bản vẽ như vậy, nhưng chắc chắn rằng đây vẫn không phải là giải pháp cho chiếc kính thực sự của công ty này.
Nhưng nhìn kĩ, bản vẽ này rất giống với sản phẩm Vuzix M2000AR đã từng được công bố vài năm trước.
Sản phẩm Vuzix M2000AR được công bố vào năm 2013
Hình ảnh Robert Scoble trong phòng tắm?
Có lẽ những nhân viên trong bộ phận sản xuất bản đăng ký bằng sáng chế của Magic Leap có khiếu hài hước rất cao, họ đưa ra một bản vẽ về một giải pháp kính thực tế ảo nhưng thực ra chỉ là một hình ảnh mô phỏng Robert Scoble – cựu nhân viên tại Microsoft
Hình ảnh Robert Scoble trong nhà tắm và đang đeo Google Glass
Những hình ảnh này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về Magic Leap hơn cho chúng ta
Liệu chiếc kính chống nắng này sẽ là sản phẩm đầu tiên của Magic Leap? Chắc chắn là không phải rồi. Nhưng rất có thể sản phẩm đầu tiên của Magic Leap sẽ là một cụm vi xử lý và mô-đun dữ liệu, hoặc rõ ràng hơn là một loại máy tính bỏ túi sẽ tiếp năng lượng cho chiếc kính thực tế ảo. Hình ảnh trên có vẽ một đoạn dây nói ở đằng sau chiếc kính, đó chính là dây kết nối tới máy tính bỏ túi.
Chiếc mũ bảo hiểm đã trở lại
Chắc hẳn Magic Leap sẽ không sản xuất một chiếc mũ bảo hiểm dành cho bộ vi xử lý của chiếc kính thực tế ảo.
Nhưng bản vẽ này chưa một thông tin thú vị về cách thức hoạt động của chiếc kính thực tế ảo, chiếc máy tính bỏ túi (bộ vi xử lý) sẽ kết hợp với một trung tâm lưu trữ dữ liệu (như một dạng Lưu trữ đám mây) và một mô-đun vi xử lý.
Điều này có nghĩa người dùng kính thực tế ảo Magic Leap có thể lưu trữ dữ liệu khi đang ở bất cứ đâu.
Máy tính được kẹp ở thắt lưng
Giải pháp tiềm năng nhất của Magic Leap đó là đặt bộ vi xử lý máy tính trong một bộ kẹp thắt lưng. Điều này sẽ làm sáng tỏ cách chiếc kính thực tế ảo kết nối với máy tính bỏ túi, vi xử lý và bộ lưu trữ dữ liệu.
Lời tuyên bố của Magic Leap
Đại diện của công ty đã lên tiếng về sản phẩm của họ: “Sản phẩm của chúng tôi sẽ là sản phẩm cầm tay và không cần phải nối vào một chiếc máy tính nào cả.”
Sản phẩm của Magic Leap giống với kính thực tế ảo Google Glass hoặc sản phẩm của Samsung Gear VR.
Trang web của công ty này cũng tiết lộ một số các thông tin về sản phẩm. Trong mục tuyển dụng trên trang web có nhắc tới “Android Developer”, có lẽ chiếc kính thực tế ảo sẽ chạy bằng một thiết bị điện thoại.
Một số vị trí khác cho các lập trình viên lưu trữ cloud, thêm bằng chứng cho các bản vẽ đăng ký bằng sáng chế của hãng này về phần mềm lưu trữ đám mây.
Magic Leap cũng đã tung ra một số video mô phỏng sản phẩm của họ, có lẽ bạn sẽ phải kiềm chế sự phấn khích của mình khi xem xong các đoạn video này.
Công nghệ kính thực tế ảo "mixed reality" của Magic Leap
Một video từ năm 2015 của công ty Magic Leap
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng