Xem quá trình tân trang nội tạng động vật nhằm cấy ghép sang con người

    zknight,  

    Kỹ thuật tẩy và tân trang nội tạng của bác sĩ Ott có thể tạo ra các cơ quan hoạt động được bên trong cơ thể sinh vật.

    Bức ảnh dưới đây chụp lá phổi lấy từ một con lợn. Nó nằm trong phòng thí nghiệm của bác sĩ Harald Ott, tại Trường Y Harvard. Lá phổi được nối vào một ống bơm chất tẩy. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, nó sẽ từ từ nhạt màu dần cho đến khi trắng ra và trong suốt như một miếng thạch.

     Bơm chất tẩy vào lá phổi lợn này, các bác sĩ hi vọng có thể dùng nó để giải quyết vấn đề thiếu hụt nội tạng

    Bơm chất tẩy vào lá phổi lợn này, các bác sĩ hi vọng có thể dùng nó để giải quyết vấn đề thiếu hụt nội tạng

    Mục đích mà bác sĩ Ott làm điều này là loại bỏ tất cả các tế bào phổi của lợn, chỉ để lại bộ khung của chúng đóng vai trò như một giàn giáo. Sau đó, ông sẽ cấy các tế bào gốc của bệnh nhân vào khung này, cho phép chúng phát triển thành một lá phổi để cấy ghép lại cho người bệnh.

     Sau khi loại bỏ tế bào, lá phổi sẽ chỉ còn lại bộ khung trắng trong như một miếng thạch

    Sau khi loại bỏ tế bào, lá phổi sẽ chỉ còn lại bộ khung trắng trong như một miếng thạch

    Mặc dù mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu, bác sĩ Ott hi vọng phương pháp này có thể giải quyết cuộc khủng khoảng về thiếu hụt nội tạng trong tương lai. Chỉ riêng ở Mỹ, mỗi ngày đang có hơn 20 bệnh nhân phải chết vì không có tạng ghép phù hợp.

    Trong nghiên cứu gần đây nhất, phòng thí nghiệm của bác sĩ Ott đã sử dụng kỹ thuật này để tái tạo thành công một lá phổi chuột và lợn nhưng mang tế bào của con người. Mặc dù các lá phổi này chưa thể được cấy ghép sang con người, thí nghiệm đã cung cấp một cái nhìn lạc quan về tương lai ấy.

     Hai lá phổi chuột đã được tẩy bay tế bào để chờ cấy ghép tế bào người. Phổi chuột có kích thước nhỏ nên có thể được tẩy chỉ trong vòng 2 tiếng.

    Hai lá phổi chuột đã được tẩy bay tế bào để chờ cấy ghép tế bào người. Phổi chuột có kích thước nhỏ nên có thể được tẩy chỉ trong vòng 2 tiếng.

    Bác sĩ Ott bắt đầu phát triển kỹ thuật tẩy nội tạng của mình khi còn đang học tại Đại học Minnesota. Trong khoảng một thập kỷ kể từ đó tới nay, ông đã đạt được nhiều bước tiến trong việc giải mã điều kiện cho phép các tế bào gốc phát triển thành các cơ quan nội tạng.

     3 lá phổi chuột được cấy tế bào gốc người và đặt vào 3 môi trường nuôi cấy khác nhau. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem môi trường nào cho phép các tế bào gốc phát triển thành cơ quan nội tạng tốt nhất.

    3 lá phổi chuột được cấy tế bào gốc người và đặt vào 3 môi trường nuôi cấy khác nhau. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem môi trường nào cho phép các tế bào gốc phát triển thành cơ quan nội tạng tốt nhất.

     Một lá phổi chuột sẽ được nuôi trong môi trường như thế này. Nó có chứa chất dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng và cả oxy cho phép các tế bào sống và phát triển.

    Một lá phổi chuột sẽ được nuôi trong môi trường như thế này. Nó có chứa chất dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng và cả oxy cho phép các tế bào sống và phát triển.

    Một lá phổi chuột đang trong quá trình "tân trang" lại

    Trong thí nghiệm trên động vật, bác sĩ Ott đã thành công trong việc tái tạo các cơ quan nội tạng của chúng với tế bào người. Thử ghép các cơ quan này trở lại những con chuột và lợn, chúng đã sống được trong vòng 1 tuần.

    Nghe có vẻ không phải một thành công lớn, nhưng đây là bằng chứng cho thấy kỹ thuật tẩy nội tạng của bác sĩ Ott có thể tạo ra các cơ quan hoạt động được bên trong cơ thể sinh vật.

    Bác sĩ Harald Ott nói về việc tân trang nội tạng động vật để cấy sang cho con người

    Cùng với một kỹ thuật tương tự, năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học tại Học viện Bách khoa Worcester cũng đã tạo ra được một trái tim mang tế bào người từ lá rau chân vịt. Và nó thậm chí còn đập được.

    Tham khảo Technologyreview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày