Các nhà khoa học có thể đã tìm ra cách tạo ra một ảo giác mà người nào cũng có thể nhìn thấy được.
Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách tạo ra ảo giác trên người mà không cần dùng tới thuốc. Chỉ cần xem đoạn video này, bạn sẽ thấy được những chấm xám chuyển động và theo như thử nghiệm, tất cả những người xem đều trải qua một ảo giác y hệt nhau.
Thử nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng ảo giác tạo ra bởi não bộ của chúng ta, và tìm ra một phương cách chữa trị cho những bệnh liên quan khác, ví dụ như bệnh Parkinson.
Dù những người bị bệnh tâm lý mới trải qua những ảo giác, nhưng người khỏe mạnh cũng có thể nhìn thấy ảo giác như vậy bằng việc dùng thuốc hoặc bị ảnh hưởng bởi thiếu ngủ hay bệnh đau nửa đầu.
Ảo giác còn có thể được tạo ra bởi bệnh Parkinson, các nhà nghiên cứu vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát những ảo giác ấy cũng như chính căn bệnh này. Họ vẫn chưa hiểu được chính xác cách thức hoạt động của bộ não để tạo ra những ảo giác ấy.
Một trong những điều khó khăn lớn nhất là để nghiên cứu hiện tượng ảo giác, các nhà nghiên cứu cần một nhóm người rất lớn và họ phải CÙNG trải qua một ảo giác y hệt nhau bằng cùng một phương thức. Cách thức ấy vẫn bất khả thi từ trước tới giờ, cho tới khi họ tiến hành thành công thử nghiệm này.
Đội ngũ nghiên cứu đến từ Đại học New South Wales, Úc đã nâng cấp một phương pháp tạo ảo giác cũ, sử dụng đèn nháy để kích thích ảo giác.
“Hơn 100 năm nay, chúng ta vẫn biết rằng đèn nháy có thể tạo ra ảo giác trên gần như bất kì ai”, theo lời trưởng ban nghiên cứu Joel Pearson. “Tuy nhiên, ảo giác của từng người sẽ có tính phức tạp khác nhau dựa trên những bản chất cá nhân của từng người, điều đó khiến cho việc nghiên cứu trở nên cực kì khó khăn”.
Từ trước tới nay, ảo giác tạo ra bởi phương pháp đèn nháy đều sẽ khác nhau trên những người thử nghiệm khác nhau, họ sẽ nhìn thấy màu khác, hình dáng khác nhau và các nhà khoa học không thể sử dụng các kết quả không ổn định ấy để nghiên cứu.
Nhưng kĩ thuật mới này lại cho những kết quả khác, họ sử dụng ánh sáng trắng trên một nền đen, và nó kích thích một ảo giác y hệt nhau trên 100 sinh viên khỏe mạnh tham gia thử nghiệm. Họ đều thấy một đốm xám di chuyển nhưng thực chất, không có đốm nào ở đó cả, vòng tròn ấy chỉ là một máu trắng đơn thuần. Bạn có thể dừng video lại để chứng thực xem vòng tròn ấy có hoàn toàn là màu trắng hay không.
Khuyến cáo những độc giả đã hay đang bị đau nửa đầu, động kinh hay bệnh tâm lý không nên xem clip này:
Bạn có nhìn thấy ảo giác giống hệt như 100 sinh viên kia không?
Bạn sẽ nhìn thấy một chấm xám xuất hiện, chuyển động quanh vòng màu trắng kia và đổi chiều quay một lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không chắc chắn rằng thử nghiệm này thành công trên 100% số người xem video, con số hiện tại mới chỉ là 100 sinh viên thử nghiệm đều trải qua ảo giác này.
“Với phương pháp mới này, chúng tôi loại bỏ được hoàn toàn yếu tố khó đoán của các ảo giác”, ông Pearson nói. “Người thử không thấy những hình ảnh khác nhau hay màu khác nhau, họ chỉ thấy duy nhất ảo giác của một chấm xám chuyển động. Một khi có được những ảo giác ổn định như thế, chúng tôi có thể nghiên cứu được cách thức tạo ra ảo giác của chính não chúng ta”.
“Chưa từng ai có thể làm được điều này trước đây, họ đều gặp khó khăn trong việc tạo ra một ảo giác cố định”, ông bổ sung.
Với video này, đội ngũ đã có thể đo đạc được mức độ ảo giác cao hay thấp, bằng cách thêm vào một vòng trắng CÓ chấm xám, bên trong vòng tròng KHÔNG chấm. Người thử nghiệm sẽ được hỏi rằng những ảo giác họ nhìn thấy tối hơn hay sáng hơn với chấm màu có thực.
Việc tất cả các sinh viên tham gia thử nghiệm đều nhìn thấy ảo giác khi xem video xác nhận rằng nơi đã phát ra những ảo giác này chính là vỏ não thị giác (phần bộ não xử lý dữ liệu hình ảnh cho phép chúng ta có khả năng nhìn được, đó là bộ phận duy nhất của não có thể ghép các hình ảnh tới từ mắt trái và mắt phải với nhau).
Bên cạnh đó, những ảo giác này có vẻ được tuân theo một quy luật nhất định. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu, họ có thể lợi dụng những quy luật ấy để ngăn chặn ảo giác xảy ra trên người bệnh trong tương lai. Bước tiếp theo của thử nghiệm này sẽ là áp dụng phương pháp tạo ảo giác mới lên những bệnh nhân Parkinson.
Việc "Ta chưa sử dụng hết 100% não bộ của mình" chỉ là tin đồn, nhưng chắc chắn rằng não bộ con người vẫn còn rất nhiều bí ẩn và con người vẫn đang trong quá trình khám phá chính bản thân mình.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng