Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống

    Dink,  

    Xì hơi, phụ phẩm của việc tiêu hóa lại có muôn hình vạn trạng trong thế giới động vật.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 1.

    Có một sự thật bốc mùi như thế này: hầu hết động vật có vú đều xì hơi, nhưng con lười lại không thực hiện hành động bình thường này. Kiến thức này có thể có được nhờ đọc cuốn sách "Nó có xì hơi không nhỉ? Bản Hướng dẫn Hoàn chỉnh về Việc xì hơi của Động vật", một cuốn sách kèm hình minh họa dài 133 trang, nói cho bạn biết về mọi khía cạnh xung quanh một cú xì hơi.

    Trên mỗi một trang, ta sẽ thấy một loài động vật kèm theo câu hỏi: Nó có xì hơi không? Có con có, có con có thể có, có con lại không.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 2.

    Hãy làm quen với Dany Rabaiotti, một sinh viên với tấm bằng tiến sĩ động vật học tại Hội đồng Động vật học London và cũng là đồng tác giả cuốn sách, người vẫn tận tụy nghiên cứu việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào tới chó hoang Châu Phi. Công việc của cô vẫn êm đềm cho tới khi em trai của Rabaiotti hỏi rằng "Chị ơi, rắn có xì hơi không nhỉ?" và cô, một tiến sĩ động vật học, không trả lời được.

    Chị đã đăng câu hỏi này lên Twitter nhằm xin ý kiến chuyên gia, nhận được câu trả lời thích đáng là có, rắn có xì hơi. Nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Nick Caruso đã nhìn thấy câu hỏi trên, tạo ra hashtag #DoesItFart - #NóCóXìHơiKhông để thu thập các câu hỏi và câu trả lời. Nó nhanh chóng biến thành một chỗ bàn tán sôi nổi về việc vẫn được cho là tế nhị này.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 3.

    Caruso và Rabaiotti chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời thực, nhưng cả hai nhận thấy niềm cảm hứng chung từ những mẩu trao đổi nhỏ trên Twitter và cùng nhau tạo nên một cuốn sách dành riêng cho việc giáo dục độc giả về thế giới kì diệu của việc xì hơi. Từng trang giấy đề được Ethan Kocak, một chuyên gia thiết kế đồ họa vẽ thêm một cách vô cùng sinh động. "Chúng tôi đều có chung niềm thích thú với việc xì hơi", Caruso thổ lộ.

    Đây là một vài bài học đáng nhớ về việc mà ai trong chúng ta cũng làm, gần như ngày nào cũng làm và vô số động vật cũng có hành động tương tự vậy.

    1. Trong vương quốc động vật, phương thức xì hơi vô cùng đa dạng

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 4.

    Caruso và Rabaiotti phải tìm ra một cách định nghĩa cụm "xì hơi" một cách koha học. Họ quyết định rằng: "Xì hơi chỉ đơn giản là khí ga đi từ đường đối diện với miệng". Bản thân khái niệm này đã bao trùm rất nhiều quá trình xử lý sinh học rồi.

    Với người và những loài có vú gần giống người, xì hơi đa phần là kết quả của việc tiêu hóa. Vi sinh vật phân hủy thức ăn trong ruột ta, sản sinh ra khí ga phụ phẩm như carbon dioxide hay methane.

    Trên người, những vi sinh vật này giúp ta phân tách cấu trúc của chất xơ trong thực vật (như ngũ cốc, đậu, rau quả). Cũng vì lý do này mà ngựa xì hơi nhiều hơn ta nhiều: thực đơn của chúng đa phần là rau, thực phẩm giàu chất xơ được tiêu hóa thông qua quá trình lên men trong ruột ngựa (voi và tê giác cũng tiêu hóa chất xơ tương tự vậy).

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 5.

    Một vị siêu anh hùng có sức mạnh là siêu xì hơi trong The Incredibles.

    Nhưng một thực đơn nhiều thịt cũng khiến động vật xì hơi nhiều. Thịt đỏ chứa sulfur cũng như những hợp chất có mùi khó ngửi khác. Hải cẩu cũng xì hơi, và mùi hơi xì của chúng … giống mùi cá.

    Cũng có những loài hít không khí và và thở ra bằng đường "đối diện với miệng". Hành động này cũng được coi là xì hơi.

    Rắn san hô sa mạc Sonoran có những lỗ giống hậu môn trên cơ thể, có tên là các lỗ huyệt, hút không khí và rồi xì ra, tạo nên những âm thanh đặc trưng để xua đuổi kẻ thù. Hành động này cũng được liệt kê vào danh sách "xì hơi".

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 6.

    Ngựa vằn xì hơi khi giật mình (thật tình thì con người cũng vậy). ngoài xì hơi, nó còn ợ ra bầu không khí khoảng 100 tới 200 kg methane một năm. Nhiều đến mức lượng khí này trở thành vấn đề ảnh hưởng ít nhiều tới việc nóng lên toàn cầu.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 7.

    Bạch tuộc không xì hơi ra khí ga, chúng phóng ra một dòng nước mạnh và bắn mình về phía trước (các tác giả cuốn sách về thế giới của xì hơi nói trên gọi đây là "ngụy xì hơi - pseudo-fart").

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 8.

    Vẹt không xì hơi, nhưng chúng có thể … "xì hơi" bằng mồm – nó bắt chước được tiếng xì hơi mà chúng ta tạo ra.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 9.

    Không rõ nhện có xì hơi hay không, chưa ai bỏ công sức ra để nghiên cứu cả.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 10.

    Việc cá voi xì hơi "mới chỉ được quay lại vài lần".

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 11.

    Cuốn sách cũng giải thích tại sao lười lại không xì hơi cho dù chúng ăn rất nhiều thực vật: con lười tránh xì hơi vì chúng có một hệ tiêu hóa hoạt động rất chậm. "Chúng chỉ đại tiện khoảng 3 tuần 1 lần", chị Rabaiotti nói.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 12.

    Nếu như khí ga mà lưu lại trong ruột của lười lâu đến như vậy, chúng sẽ bị bệnh nặng và thậm chí … nổ tung. Vì vậy khi khí ga hình thành, nó sẽ ngấm vào mạch máu hết. Khí ga sẽ được thải ra ngoài nhờ phổi, nói cụ thể ra thì chúng xì hơi bằng mồm.

    Có một vài trường hợp mà các nhà khoa học không rõ là động vật có xì hơi hay không. Đơn cử như kỳ nhông hay những loài lưỡng cư, "chúng có thể không có cơ vòng hậu môn đủ mạnh để tạo ra đủ áp lực nhằm xì hơi". Khí ga sẽ từ từ thoát ra khỏi lỗ hậu môn của các loài này. Khoa học không biết, và có lẽ là không muốn biết, đó có được gọi là xì hơi hay không.

    Ta không rõ rằng dơi có xì hơi hay không mà cũng chẳng có tài liệu khoa học nào từng ghi lại việc này cả. Có lẽ là vì dơi không thực hiện hành vi này: chúng tiêu hóa thức ăn chỉ vài phút sau khi nhai nuốt. Nhiều khả năng thức ăn ngấm nhanh quá đến mức không kịp hình thành nên được một cú xì hơi.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 13.

    2. Trong một vài trường hợp, việc xì hơi giúp các loài động vật sống sót

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 14.

    Xì hơi có nhiều công dụng trong thế giới động vật lắm. Có những loại chỉ đơn thuần là phụ phẩm của việc tiêu hóa, chúng bốc mùi thối và chẳng có mục đích gì. Nhưng có những loại xì hơi thậm chí là hữu dụng, cho phép các loài động vật thích khi với cuộc đời chông gai.

    Cá trích – herring sử dụng việc xì hơi như một công cụ liên lạc, để có thể bám sát lấy nhay tại những chỗ nước nông cũng như trong trời tối.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 15.

    Lợn biển – manatee không xì hơi để nổi trên mặt nước, và trước khi chúng lặn xuống dưới, chúng sẽ tiến hành xả khí ga ra môi trường. Nhà khoa học Caruso nói rằng ta có thể dễ dàng nhận biết một con lợn biển đang bị táo bón: chúng sẽ bơi thò đuôi lên khỏi mặt nước do không thể xì được hơi ra mà lặn xuống dưới.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 16.

    Có một con côn trùng thuộc loài "beaded lacewing" xì hơi rất đặc biệt: khi chúng còn là ấu trùng, hơi xì ra chứa chất hóa học làm bất tỉnh con mối, biến mối trở thành một con mồi dễ xử lý.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 17.

    Với cá pupfish thuộc loài cá chép răng, thì việc xì hơi lại là vấn đề sống còn. Những con cá nước ngọt này sống nhờ tảo trên những dòng sông thuộc Nam Phi. Loài tảo này tạo ra nhiều khí ga, khiến con cá rất dễ nổi lên mặt nước, mà khi cá nổi lên mặt nước thì bỗng biến thành một con mồi dễ bề thanh toán. Vì thế chúng phải cố xì hơi thật nhanh để mà lặn xuống dưới. "Tôi thấy buồn cười hết sức, cứ tưởng tượng bạn đang nổi lềnh phềnh, cố xì hơi ra để mà sống sót", chị Rabaiotti nói. Chị thật độc ác khi cười đùa trước số phận nghiệt ngã của mấy con cá chép răng.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 18.

    Tuy nhiên cuốn sách không nói nhiều về mùi của những cú xì hơi trong thế giới động vật. Ta có biết là voi "sản sinh ra những cú xì hơi có mùi rất hăng". Nhưng liệu nó có hăng hơn ngựa vằn không? Có khó ngửi hơn mấy con lợn biển kia không? Có lẽ ta phải tự trải nghiệm mới biết được.

    3. Và câu hỏi triệu đô ít ai từng thắc mắc nhưng nói ra ai cũng tò mò: Khủng long có xì hơi không?

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 19.

    Khủng long đã thống trị mặt đất hàng trăm triệu năm trước, đúng. Chúng to lớn vô cùng, đúng. Nhưng những con vật này đã từng làm ô uế bầu không khí Trái Đất không?

    Đầu tiên là bằng chứng chống lại việc khủng long có xì hơi: Có những chứng cứ khoa học cho thấy chim của thời hiện đại là hậu duệ đã tiến hóa của khủng long. Và nói chung, chim chóc không có xì hơi bao giờ; chúng không có vi khuẩn trong dạ dảy để mà tạo ra khí ga.

    Xì hơi trong thế giới động vật: có loài xì hơi, có loài không, có loài lại phải cố xì hơi để mà sống - Ảnh 20.

    "Nhưng dù vậy, khủng long có nhiều loại lắm", chị Rabaiotti nói. Có những loài ăn thịt, có những loài lại chỉ ăn cỏ, nhiều khả năng loài ăn cỏ to lớn phải có vi sinh vật trong ruột để tiêu hóa chất xơ và từ đó, phải tạo ra khí ga.

    "Những con vật đó có thể đã xì hơi lắm chứ", nhà khoa học Rabaiotti nói, "và ta chắc chắn rằng giờ chúng không thể xì hơi nữa rồi". Chị thật xấu tính khi đùa ác về mấy sinh vật tội nghiệp đã tuyệt chủng như vậy.

    Từng đó thông tin đã mở ra cho ta thấy thế giới kì diệu của việc xì hơi. Có thể chúng khó ngửi lắm, nhưng vẫn vô cùng thú vị. Nhà khoa học Caruso, đồng tác giả với chị Rabaiotti trong cuốn sách về xì hơi bán vô cùng chạy, thổ lộ rằng "vẫn còn rất nhiều điều ta chưa biết, về việc xì hơi cũng như về sinh học nói chung.

    Cuốn sách này đã dạy cho ta thêm vài điều vậy.

    Tham khảo Vox, ảnh: Ethan Kocak 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày