Xiaomi, Huawei, Apple: không ai trong số 3 công ty này đang làm chủ thị trường Trung Quốc
Vén màn bí mật ông vua thực sự của làng di động Trung Quốc.
Theo những báo cáo mới đây nhất, tại thị trường Trung Quốc, Xiaomi và Huawei đang là 2 thương hiệu hàng đầu thống trị sân chơi di động hiện nay. Tuy nhiên, nếu được bình chọn ra 2 thương hiệu "tí hon", nhưng luôn trong tâm thế khuấy đảo các ông lớn, đó chính là Vivo và Oppo.
Theo các chuyên gia, 2 thương hiệu này chính là lý do khiến Samsung tuột khỏi ngôi đầu trong làng di động tại Trung Quốc, đồng thời khiến ông lớn như Xiaomi phải "mất ăn mất ngủ" dù đang tạm nắm giữ ngôi vương. Vậy thực chất, Vivo và Oppo có gì trong tay?
Thương hiệu Oppo mới nổi tại Việt Nam đang trở thành thế lực tại Trung Quốc
Được biết, Vivo là một thương hiệu điện thoại thông minh không mấy tên tuổi trên thị trường di động quốc tế, nhưng lại đang phát triển khá đều đặn tại thị trường nội địa. Trong Q2/2015 vừa qua, báo cáo từ công ty Canalys cho thấy, thị phần của Vivo tại Trung Quốc đã tăng tới 4%, chỉ sau 3 tháng giữa năm. Ước tính, Vivo sở hữu khoảng 8% thị phần di động Trung Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua.
Cũng nhờ bước nhảy vọt này, Vivo được xếp vào một trong những thương hiệu smartphone phổ biến hàng đầu, tại quốc gia đông dân nhất thế giới, với vị trí thứ 4. Công ty này lần lượt đứng sau những cái tên quen thuộc như Xiaomi, Huawei, và Apple, mỗi công ty này sở hữu khoảng 15% thị phần smartphone tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Oppo cũng rơi vào trường hợp tương tự, phát triển nhanh tại thị trường nội địa, nhưng ít được biết đến tại những thị trường ngoài Trung Quốc, ngoại trừ Việt Nam. Theo Canalyst, trong Q2/2015 vừa qua, Oppo cũng đột ngột tăng tới 4% tại thị trường trong nước
Về cơ bản, cả Vivo lẫn Oppo đều sở hữu những sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và giá rẻ, hướng tới người dùng phổ thông thay vì cao cấp. Tuy nhiên, nếu gộp cả 2 thương hiệu thành một đại diện, có lẽ, thị phần của họ sẽ ngang bằng với Xiaomi hay Huawei. Và đó là lý do mà các ông lớn đang rất lo ngại hiện nay, nếuVivo và Oppo là một, với rất nhiều điểm tương đồng.
Dù không phải là thương hiệu đình đám, nhưng smartphone Vivo đang sở hữu rất nhiều kỷ lục trên thế giới
Đầu tiên, cả Vivo và Oppo đều sử dụng phương thức bán hàng rất khác so với "ông vua" của thị trường di động Trung Quốc hiện tại. Phần lớn các sản phẩm của cả 2 thương hiệu này đều được bán ra trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ, các hệ thống điện máy, thay vì lựa chọn các trang thương mại điện tử như Xiaomi nhằm cắt giảm chi phí.
Có thể tại Việt Nam, đây được xem là phương thức bán hàng truyền thống và hiệu quả, nhưng tại Trung Quốc, Vivo hay Oppo đang thực sự tỏ ra khác người, cũng như đi ngược lại xu hướng thương mại điện tử. Bởi thông thường, giá bán trực tuyến của các smartphone Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với giá bán lẻ. Thế nhưng, về cơ bản, điều này gây ra những mâu thuẫn không đáng có giữa nhà sản xuất và nhà phân phối.
Hiểu được điều này, cả Vivo và Oppo đều phớt lờ các hệ thống thương mại điện tử. Họ chọn cách liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ, kết hợp với các đại diện này để quảng bá thương hiệu của mình.
"Oppo và Vivo tuy không liên kết với quá nhiều nhà phân phối, nhưng họ đều là các nhà phân phối độc quyền," Nicole Peng, Giám đốc công ty Canalys cho biết, "Oppo và Vivo cũng sẽ đảm bảo rằng, giá sản phẩm sẽ không đột ngột bị thả trôi sau khoảng 6 tháng. Họ luôn đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho các đối tác của mình. Nhờ đó, các đơn vị phân phối sẽ có thêm động lực để giúp Vivo, Oppo tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cung cấp các dịch vụ bán hàng chất lượng cao, tạo dựng thương hiệu cho cả 2 công ty này."
Tương quan thị phần smartphone tại Trung Quốc
Ngoài ra, mạng lưới phân phối mà Vivo hay Oppo hướng tới cũng khá giống nhau, không phải là người dùng ở các thành phố lớn, mà là các tỉnh thành lân cận, nơi mà nhu cầu cũng, như khả năng tài chính của người dùng chỉ ở mức trung lưu. Tất nhiên, tại các thành phố lớn, họ sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng hình ảnh lấy tiếng, mà không đặt ra kì vọng chen chân vào thị trường này.
Còn theo các chuyên gia, đây là một chiến lược thông minh và đầy toan tính. Không phải ngẫu nhiên mà Oppo hay Vivo chỉ hướng tới đối tượng người dùng bình dân. Bởi chỉ khoảng 5 năm nữa, đối tượng khách hàng tiềm năng của 2 công ty này sẽ chiếm 38% dân số Trung Quốc, trong khi con số này chỉ là 18% trong năm 2002.
Lại nói về chiến lược phát triển sản phẩm của Vivo và Oppo, Nicole Peng nhận định:
"Thông thường, mỗi khi thâm nhập bất kì thị trường mới nào, các ông lớn như Apple hay Samsung đều sử dụng những flagship hàng đầu, cùng giá bán "cắt cổ" để khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, Vivo và Oppo lại sử dụng phương thức ngược lại. Họ chọn những sản phẩm "giá rẻ như cho" để lấy lòng đối tượng khách hàng phổ thông, khiến các đối thủ gần như không có cơ hội để phản kháng. Sau đó mới là các sản phẩm ở phân khúc cao hơn."
Công ty bí ẩn đang làm chủ cả thị trường di động Trung Quốc
Ngoài ra, một bằng chứng nữa cho thấy Oppo và Vivo là một bộ đôi ăn ý, chính là cách thức mà 2 nhà sản xuất này quảng bá sản phẩm của mình. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, cả hai công ty đã cùng tài trợ cho một chương trình truyền hình nổi tiếng tại Hồ Nam, Trung Quốc. Cả 2 thương hiệu này đều xuất hiện trong quảng cáo của chương trình trên, và đặt logo ở bị trí nổi bật nhất.
Trong khi Vivo lựa chọn "chất lượng âm thanh" là yếu tố nổi bật để quảng cáo sản phẩm, thì với Oppo là việc quảng cáo camera chất lượng cao. Thế nhưng, điều đáng nói là các tính năng mà cả 2 công ty quảng cáo đều không bị chồng chéo hoặc bị trùng khớp nhau. Quan trọng hơn, đây cũng được xem là hình thức quảng bá sản phẩm đánh thẳng vào Xiaomi, khi công ty hiếm khi dựa vào quảng cáo hay truyền thông ở Trung Quốc.
Nói cách khác, đây hoàn toàn không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, cả Oppo và Vivo là 2 thương hiệu bắt nguồn từ công ty điện tử Trung Quốc là BBK Electronics có trụ sở tại Quảng Châu. Bất ngờ hơn, BBK còn là công ty mẹ của thương hiệu OnePlus mới nổi gần đây. Trên thực tế, các CEO của cả 3 nhà sản xuất smartphone này rất hiếm khi chia sẻ về mối quan hệ "thực sự" của họ.
Thậm chí, ngay cả những chuyên gia hàng đầu tại Trung Quốc cũng chẳng thể biết tới mối quan hệ "ruột thịt" bí ẩn này. Rõ ràng, cùng chung phương hướng phát triển, cùng chung phương thức quảng cáo, cùng một công ty chủ quản, và nếu gộp thị phần của cả 3 thương hiệu này làm một, chắc chắn, không ai trong số Xiaomi, Huawei, Apple đang thực sự chiếm được thị trường di động Trung Quốc.
Đặc biệt là khi Oneplus - Oppo - Vivo là một.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng