Xiaomi Mi Band 4 vs. Samsung Galaxy Fit e: trong tầm giá 1 triệu, nên chọn ai?
Hai ứng cử viên mới nhất trong phân khúc dưới 1 triệu đồng này có thể nhắc đến là Galaxy Fit e của Samsung và Mi Band 4 của Xiaomi. Vậy đâu là sản phẩm hợp lý dựa theo tiêu chí giá thành/hiệu năng? Và đâu sẽ là phù hợp với mọi độ tuổi người dùng, dễ dàng tiếp cận? Hãy cùng tôi trải nghiệm và tìm hiểu.
Smartband những năm gần đây phát triển rất mạnh, cũng vì một phần nhu cầu quan tâm sức khoẻ của chúng ta ngày càng nhiều hơn. Nếu như trước đây các sản phẩm này khó tiếp cận do mẫu mã ít và giá thành cũng không hợp túi tiền thì giờ đây phân khúc đang được chia ra nhiều hơn, trong đó có cả dưới 1 triệu đồng dành cho những người mới nhập môn hoặc muốn theo dõi sức khoẻ ở mức cơ bản hàng ngày.
Hai ứng cử viên mới nhất trong phân khúc dưới 1 triệu đồng này có thể nhắc đến là Galaxy Fit e của Samsung và Mi Band 4 của Xiaomi. Vậy đâu là sản phẩm hợp lý dựa theo tiêu chí giá thành/hiệu năng? Và đâu sẽ là phù hợp với mọi độ tuổi người dùng, dễ dàng tiếp cận? Hãy cùng tôi trải nghiệm và tìm hiểu.
Thiết kế: hai điểm nhỏ giúp Galaxy Fit e vượt đối thủ
Với vòng đeo thông minh, thực chất không có gì phải nói ở thiết kế sản phẩm này: vẫn là dây cao su cùng màn hình nhỏ gọn để vừa vòng tay người đeo. Cả hai chiếc smartband này đều có thiết kế gần như giống nhau, nhưng Fit e có kiểu luồn đuôi dây vào trong để giữ chốt chắc hơn, tránh bị rơi ra nếu có vận động mạnh.
Sẽ không có gì đáng nói trong việc đeo và sử dụng hàng ngày, tuy nhiên đến khi cần nạp pin thì bạn sẽ thấy sự tiện lợi hay bất tiện nằm ở đâu trong cả 2 sản phẩm này. Khác với những sản phẩm tầm giá cao vốn dùng kiểu sạc không dây, Galaxy Fit e và Mi Band 4 đều dùng chuẩn tiếp xúc qua hai chấu pin kim loại.
Mi Band 4 đã chuyển phần chấu tiếp xúc này xuống dưới đáy, ngay sát bên cảm biến đọc nhịp tim, cũng giống với đối thủ, tuy nhiên bạn buộc phải tháo dây để sạc nó, trong khi đó Fit e thì lại không cần.
Cách thiết kế cáp sạc của Samsung rất hay, bo cong theo phần dây và có kẹp ở 2 bên để giữ thiết bị tốt hơn trong lúc nạp pin.
Cài đặt và kết nối: Galaxy Fit e ghi điểm nhờ đơn giản hoá các thao tác thiết lập cho người dùng
Cách cài đặt ban đầu luôn tạo ấn tượng nhất định cho người dùng mỗi khi trên tay một sản phẩm mới. Nếu nó quá rắc rối, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả một quãng thời gian dài trải nghiệm.
Mi Band 4 là một ví dụ điển hình cho sự khó chịu ấy. Sản phẩm này sinh ra không dành cho những ai low-tech hoặc người lớn tuổi, bởi default của nó sẽ không hề hiển thị các thông tin như tin nhắn, Facebook, email… mà bạn buộc phải vào settings bên trong để cho phép và tuỳ chỉnh.
Với Fit e thì hoàn toàn ngược lại, mọi thứ đã được đơn giản hoá từ trước, thế nên chỉ cần tốn vài phút chờ kết nối là mọi thứ hoạt động một cách hoàn hảo, người dùng chẳng cần phải tốn công gì cả.
*Và một điểm phụ cũng cần nhắc đến là thời điểm hiện tại Mi Band 4 vẫn chưa cho phép hiển thị Tiếng Việt, tức bạn đọc Notification sẽ gặp phải những ký tự ? rất khó chịu. Xiaomi cho biết firmware tháng 8 sắp tới sẽ cập nhật thêm Tiếng Việt cho Mi Band 4.
Mi Band 4 cho phép người đeo tương tác sâu hơn, còn Galaxy Fit e chẳng có gì ngoài việc… ngắm
Dù là vòng đeo thông minh giá rẻ nhưng Mi Band 4 cho khả năng tương tác rất nhiều trên màn hình, với việc vuốt xem các trang và chạm vào để truy xuất thông tin nhiều hơn. Hơn nữa, điểm cộng lớn nhất của vòng đeo này là trang bị màn hình màu còn đối thủ chỉ là đơn sắc.
Trong khi đó, người đeo Galaxy Fit e chỉ có thể chạm để qua trang, xem thông tin trực tiếp một cách khá đơn sơ chứ không thể đòi hỏi nhiều hơn. Nếu muốn xem nhiều thông tin hơn, bạn buộc phải vào ứng dụng Samsung Health để xem data mà Fit e đã sync qua. Nhìn chung, cơ chế xem và tương tác trên chiếc vòng đeo này khá hạn chế.
Mi Band 4 cho thay đổi một vài mặt đồng hồ ngay trên màn hình, thậm chí là đổi cả độ sáng, bật tắt chế độ Không làm phiền…, trong khi đó Galaxy Fit e chẳng có gì khi tương tác trên màn hình.
Quan tâm nhiều đến thể thao? Mi Band 4 vượt điểm hoàn toàn
Với hoạt động thể thao cũng vậy, bạn có thể truy cập trực tiếp vào mục tập luyện của Mi Band 4, chọn bài tập (ví dụ như chạy bộ, bơi lội…) và tiến hành đo đếm. Còn ở Fit e, bạn một lần nữa phải vào ứng dụng Samsung Health trên điện thoại để chọn.
Khi chạy, Mi Band 4 cho hiển thị các thông tin như pace, quãng đường, nhịp tim… ở thời gian thực ngay trên màn hình.
Còn Galaxy Fit e thì lại chẳng có gì ngoài số bước chân khô khan và số calo đã đốt được. Mọi thông tin khác bạn buộc lòng phải mở điện thoại xem, điều này gây khó khăn không ít trong quá trình chạy bộ của mình, cứ rút điện thoại trong túi xem rồi cất lại.
Đối tượng người dùng nào sẽ phù hợp?
Với mức dưới 1 triệu đồng, thật sự cả hai sản phẩm này không khó tiếp cận về giá thành, nhưng về "style" sử dụng thì thực chất sẽ có chút khác biệt. Với việc đơn giản hoá mọi thứ, từ giao diện cho đến tương tác, Galaxy Fit e phù hợp với người dùng phổ thông (hoặc người lớn tuổi), không chú trọng quá nhiều đến thể thao mà chỉ muốn biết số lượng bước đi, theo dõi nhịp tim, sức khoẻ, giấc ngủ… ở mức cơ bản và đặc biệt quan tâm đến thương hiệu lớn. Ngược lại, Mi Band 4 có lẽ phù hợp với người dùng năng động, thích tuỳ chỉnh và tương tác nhiều trên màn hình hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng