Tuy không rộng bằng hố băng của những năm 1970, sự xuất hiện của hố nước sâu này vẫn rất bất thường vì sự khổng lồ của nó và nằm ở vị trí xa bờ – chỉ khu vực xung quanh bờ biển mới có khả năng hình thành những vùng nước mở rộng (polynya).
- Hầm tận thế Svalbard ở Bắc Cực đã bị băng tan gây ngập lụt và bịt kín lối vào
- Các nhà khoa học Mỹ hé lộ dự án trăm tỷ đô phi thường: họ muốn tái đóng băng Bắc Cực để cứu Trái Đất
- Chất thải độc hại ở Bắc Cực có thể gây ra hội chứng "lưỡng tính" ở gấu bắc cực
- Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này
Ở những nơi băng giá như Bắc Cực và Nam Cực thì việc xuất hiện polynya là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, hố băng khổng lồ vừa được phát hiện giữa vùng biển Weddell, Nam Cực vào tháng trước có vài điểm bất thường.
Không ai biết tại sao nó có thể được hình thành ở vị trí xa bờ như vậy, vì chỉ những khu vực xung quanh bờ biển mới thường xuất hiện polynya. Và mặc dù phải tiếp xúc với gió lạnh mùa đông trong suốt một tháng qua, hố sâu polynya này vẫn còn tồn tại. Vậy thì vì lý do gì mà hố polynya này không bị đóng băng?
Hố sâu khổng lồ xuất hiện trên ảnh vệ tinh của NASA ngày 25/9.
Hố sâu polynya được phát hiện lần đầu bằng vệ tinh của NASA vào năm 1974 ở Nam Cực. Sau đó các nhà khoa học lại trông thấy nó vào mùa đông năm 1975 và 1976 trước khi nó biến mất hẳn suốt nhiều thập kỷ qua. Mãi đến tháng 8 năm ngoái, hố polynya tái xuất nhưng với kích thước nhỏ hơn nhiều so với trước đây.
Bây giờ thì, hố băng một lần nữa xuất hiện trở lại với một kích thước khổng lồ. Ước tính kích thước của nó là khoảng 80.000 km2 (tương đương diện tích nước Áo). Tuy nhiên con số này vẫn chưa là gì so với phiên bản polynya năm 1970 – diện tích lúc đó là 300.000 km2, rộng gần bằng bang Arizona, nước Mỹ.
Một số nhà khoa học đặt ra giả thuyết các hố băng ở vùng biển Weddell xuất hiện theo một chu kỳ nhất định, dù vẫn chưa rõ quá trình đó đang diễn ra như thế nào. Tại sao từ năm 1970 đến nay, polynya cứ lần lượt xuất hiện rồi biến mất?. Liệu nó đã từng xuất hiện trước năm 1970 mà chúng ta không biết, và đó có thể là quá trình định kỳ 40 năm 1 lần thì sao?
Ngôi sao màu vàng chính là robot floating trồi lên mặt nước từ bên trong polynya, có thể tiết lộ chính xác những điều bí hiểm xung quanh hố băng khổng lồ này.
Những hố băng polynya hình thành khi những vùng nước đóng băng bắt đầu tan chảy, và nhiệt độ của lớp nước trên cùng trở nên mát đi. Khi lớp nước trở nên lạnh hơn, dày đặc hơn, chúng sẽ lắng xuống để nhường chỗ cho lớp nước khác ấm hơn và cứ thế duy trì việc hình thành polynya. Theo NASA, lượng nước lạnh ở đây được biết chính là nguồn nước dưới đáy Nam Cực (AABW), cũng chính là nguồn nước cung cấp cho dòng hải lưu sâu dưới đáy biển và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông đại dương trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu chuyên sâu của nhà khoa học về polynya, rất có khả năng hiện tượng này là một phần quan trọng trong quá trình cung cấp cho dòng nước AABW.
Lý do mà hố polynya này vẫn còn là bí ẩn là do các nhà thám hiểm rất khó để khám phá được gì trong thời tiết mùa đông lạnh giá âm 20oC. Họ còn gặp khó khăn vì có rất ít chuyến bay hoặc cuộc thám hiểm đến Nam Cực vào thời gian này.
Nhưng giờ đây, với sự trợ giúp công nghệ từ Tổ chức Khoa học Quốc gia về nghiên cứu khí hậu ở Nam Đại dương, các nhà khoa học dễ dàng tìm ra câu trả lời cho việc nghiên cứu hơn. Họ sở hữu một loại robot floating có khả năng trôi nổi ngoài vùng biển Weddell và gửi đi dữ liệu quan sát được khi thâm nhập vào bên trong polynya. Từ đó, các nhà khoa học sẽ dựa vào nguồn cấp này để xử lý thông tin và tìm ra nhiều phát hiện mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng