Khu vực sâu 2-4 m bên dưới một trong những nơi chết chóc nhất Trái Đất vừa xuất hiện thứ có thể là "kim chỉ nam" cho các nhà sinh học thiên văn.
- Gà tây từng được tôn thờ như vị thần!
- 100 triệu năm trước, sa mạc Sahara là nơi sinh sống của cá sấu có thể chạy như một vận động viên chạy nước rút ở cấp độ Olympic!
- Trong Thế chiến thứ nhất, người Pháp đã xây dựng một 'Paris giả'!
- Bạn có biết rằng xe tăng của Anh đều được trang bị thiết bị pha trà?
- Tại sao xe buýt không trang bị dây an toàn cho hành khách?
Không chỉ một sinh vật sống mà cả một sinh quyển phong phú đã được tìm thấy bên dưới hoang mạc Atacama của Chile, một vùng đất nổi tiếng như "tử địa" của Trái Đất.
Theo Live Science, thế giới ẩn giấu này là một trong những sinh quyển sâu nhất được tìm thấy trong đất Atacama, có thể cung cấp thông tin để tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa.
Atacama được biết đến như "cánh cổng" vào vũ trụ, nơi tập trung rất nhiều đài quan sát thiên văn.
Bởi lẽ, khu vực này là nơi có bầu trời quang đãng nhất Trái Đất - với khoảng 300 ngày trong năm gần như không có mây. Độ ẩm rất thấp cũng giúp giảm thiểu sự hấp thụ ánh sáng, đặc biệt là trong vùng quang phổ hồng ngoại và cận hồng ngoại.
Nhưng đó cũng là lý do khiến Atacama thành "tử địa", hứng chịu lượng tia cực tím nhiều nhất từ lượng nắng tương đương ở Sao Kim và hầu như không có nước, khó có thứ gì sống nổi. Nói cách khác, môi trường ở đây khá giống Sao Hỏa.
Vì vậy, nếu sống được ở hoang mạc này thì đó có thể là phiên bản tương tự của sinh vật Hỏa Tinh.
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học địa chất Đức GFZ-Postdam, Viện Khoa học thực vật Albrecht von Haller, Đại học Kỹ thuật Berlin, Viện Nghiên cứu tiến hóa và đa dạng sinh học Leibniz (Đức), Viện Sinh thái nước ngọt và Thủy sản nội địa Leibniz và Đại học Antofagasta (Chile) đã tìm thấy chúng.
Công bố trên tạp chí khoa học PNAS, các tác giả cho biết những sinh vật kỳ lạ đó sống ở độ sâu từ 2-4 m bên dưới Atacama.
Sinh quyển này bị chi phối bởi Actinobacteria, một nhóm vi khuẩn đa dạng từng được tìm thấy trong các môi trường khắc nghiệt khác, bao gồm Bắc Cực, suối nước nóng sôi sục và các vùng biển rất mặn.
“Người ta biết rất ít về đời sống của vi sinh vật trong các lớp trầm tích sâu hơn. Các cộng đồng được mô tả trong nghiên cứu này có thể đại diện cho tầng sinh quyển phía trên của sinh quyển sâu bên dưới lớp đất sa mạc siêu khô cằn" - các tác giả viết.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy Actinobacteria sống gần bề mặt hơn, cũng như một lượng ít vi khuẩn thuộc ngành Firmicutes, có khả năng phục hồi nồng độ muối cao và không cần oxy để tồn tại.
Phát hiện này không chỉ là gợi ý về những gì chúng ta nên tìm trong những vùng đất khô cằn ngoài hành tinh, mà còn góp phần mở rộng thêm hiểu biết về cách mà các sinh vật trong vũ trụ có thể tồn tại.
Trước đây, người ta tin rằng một hành tinh có sự sống bắt buộc phải nhận được nhiều điều kiện như lượng ánh sáng vừa đủ từ ngôi sao mẹ, nhiệt độ thân thiện, nước lỏng, oxy dồi dào...
Tuy nhiên, từ những sinh vật cực đoan được phát hiện ngày một nhiều trên chính Trái Đất - nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại - có lẽ hiểu biết về "vùng có thể sống được" sẽ phải điều chỉnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng