Ngân hàng cảnh báo hình thức lừa đảo mới. Nhiều kẻ gian lợi dụng sơ hở để dán đè hoặc đặt biển có mã QR Code của tài khoản giả mạo tại điểm thanh toán mã QR của cửa hàng, nhà hàng hđể lừa đảo khách hàng và chiếm đoạt tiền chuyển khoản tới mã QR.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa thông báo với các khách hàng cẩn trọng với các hình thức lừa đảo mới.
Giả mạo nhân viên ngân hàng mời nâng hạn mức thẻ tín dụng
Chiêu thức lừa đảo phổ biến hiện nay là giả mạo nhân viên ngân hàng mời nâng hạn mức/rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Với thủ đoạn này, đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng, gọi điện từ số máy bàn có đầu số 1900**** (giống như tổng đài) để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Từ các tổng đài mạo danh này, kẻ gian chào mời khách hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng hoặc rút tiền mặt thẻ tín dụng. Các đối tượng giả mạo này yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như CMT/CCCD, số thẻ, số tài khoản/số thẻ ngân hàng/mã CVV. Sau đó, kẻ gian chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng số hoặc thẻ tín dụng và thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền.
TPBank lưu ý, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin như tên đăng nhập, mã OTP, số thẻ, mã CVV, mật khẩu tài khoản, mã mở khóa eToken qua các đường dẫn (link), tin nhắn, chat, cuộc gọi chưa được xác thực trong bất kỳ trường hợp nào. Khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân (số CMND/CCCD, hộ chiếu, hộ khẩu,…) cho người lạ hoặc bên thứ ba qua mạng, qua điện thoại kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng. Các khách hàng bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân, nâng cao ý thức bảo vệ thông tin giao dịch ngân hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, cần xác minh trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu.
Giả mạo cuộc gọi hiển thị số cơ quan công quyền
Chiêu thức lừa đảo phổ biến thứ 2 là giả mạo cuộc gọi hiển thị số của cơ quan công quyền. Với thủ đoạn này, đối tượng sử dụng phần mềm công nghệ cao cùng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng internet, cài đặt số điện thoại ảo. Khi họ gọi điện đến số điện thoại của khách hàng, số hiển thị là số của cơ quan công quyền (như công an, thuế,…). Họ yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ điều tra nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngân hàng lưu ý, khách hàng tuyệt đối không chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ cá nhân nào khi không rõ về họ kể cả người tự xưng là cán bộ cơ quan công an, nhân viên ngân hàng. Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận giải quyết. TPBank nhấn mạnh, cơ quan công quyền không bao giờ làm việc qua điện thoại và yêu cầu chuyển tiền.
Dán đè mã QR giả mạo
Chiêu thứ thứ 3 là giả mạo tại các cửa hàng/địa điểm thanh toán mã QR. Kẻ gian lợi dụng sơ hở để dán đè hoặc đặt biển có mã QR Code của tài khoản giả mạo tại điểm thanh toán mã QR của cửa hàng, nhà hàng hoặc điểm thanh toán khác để lừa đảo khách hàng và chiếm đoạt tiền chuyển khoản tới mã QR.
Do đó, khách hàng phải luôn kiểm tra lại thông tin số tài khoản, tên chủ tài khoản với chủ cửa hàng khi thực hiện quét mã QR để thanh toán. Chủ cửa hàng cũng phải luôn rà soát các mã QR chuyển tiền đặt tại cơ sở của mình để kịp thời phát hiện và gỡ bỏ các mã QR giả mạo này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng