Ý tưởng xe lăn điều khiển bằng động tác đầu của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
(GenK.vn) - Tài năng trẻ từ ba miền cống hiến những ý tưởng sáng tạo trong cuộc thi thiết kế với MCU (vi điều khiển) lớn nhất dành cho sinh viên Việt Nam. Trong đó, đội thi Three Idiots đến từ ĐH BK Đà Nẵng đã đạt giải nhất với dự án xe lăn thông minh.
Mới đây tại trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra vòng chung kết và trao giải cuộc thi Thiết Kế ứng dụng với MCU (vi điều khiển) tại Việt Nam giữa 9 đội mạnh nhất, đại diện cho 149 đội thí sinh đến từ các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc do Texas Instruments (TI) - công ty điện tử bán dẫn và công nghệ xử lý tín hiệu số, tổ chức. Các nhà sáng chế trẻ đã mang đến cuộc thi các dự án đa dạng ứng dụng cho ngành nông nghiệp (áp dụng mạng cảm biến không dây trong nhà kính) cho tới chăm sóc sức khỏe (hệ thống hỗ trợ chức năng cho người khuyết tật) và nâng cao chất lượng cuộc sống (hệ thống tự động đo lường lượng tiêu thụ điện) vv...
Vị trí quán quân năm nay đã thuộc về đội Three Idiots, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng với dự án hệ thống trợ giúp đa chức năng cho người tàn tật. Loại xe lăn mới giúp người tàn tật cũng như bệnh nhân có thể tự di chuyển mà không cần sự trợ giúp của người khác. Mẫu xe tự động di chuyển theo ý muốn của Three Idiots đã thuyết phục Ban giám khảo và người tham dự, khi hội tụ đủ cả ba yếu tố sáng tạo – công nghệ - hữu ích. Sản phẩm hứa hẹn mang đến lợi ích thiết thực cho ngành y tế, góp phần giúp đỡ những người gặp khó khăn khi di chuyển (người tàn tật). Hệ thống trên xe lăn cũng được lập trình để tự động truyền tín hiệu đến người thân khi người ngồi trên xe gặp tai nạn. Người sử dụng chỉ cần bằng các động tác của đầu (nghiêng trái, phải, ngả đầu ra trước, sau,vv…) để điều khiển xe lăn.
Dự án xe lăn thông minh cho người khuyết tật của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Ảnh: SGTT
Đạt giải nhì và ba là các đội PIF – TOT và MRE – CTU lần lượt đến từ ĐH BK thành phố HCM và ĐH BK Cần Thơ. Hướng đến việc giúp phát hiện và kịp thời phát triển những tài năng nổi bật trong cộng đồng sinh viên, đây là lần thứ ba sân chơi trí tuệ này được TI phát động ở quy mô toàn quốc.
Trên nền bộ xử lý chính là MSP430 hoặc Tiva ARM Cortex-M4F của TI, đội tham gia có thể thỏa sức lập trình các chức năng sáng tạo cho thiết bị điện tử mong muốn trên bo mạch MCU mẫu hoặc tự thiết kế phần cứng cũng như phần mềm riêng. Các đội thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng tổng giá trị 10.000 USD, đồng thời nhận học bổng Sunflower Mission’s Engineering & Technology.
Cùng khai thác chủ đề tương tác giữa con người – robot, đội PIF – TOT với hệ thống cảm biến được thiết kế để hiểu và đáp ứng từ các động tác của người sử dụng, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, giải trí, văn phòng giành giải nhì. Độ MRE-CTU đến từ trường ĐH Bách Khoa Cần Thơ nhận giải ba với dự án thiết kế hệ thống thanh toán các dịch vụ công cộng ứng dụng công nghệ RFID và NFC, vốn đã quen thuộc tại các nước phát triển như EZ Link ở Singapore và Octopus ở Hong Kong. Dự án thanh toán thẻ có triển vọng áp dụng trong trường học, công sở, phương tiện giao thông công cộng cũng như mở rộng thành công cụ hỗ trợ quản lý đô thị.
Đội PIF - TOT _ ĐHBK TPHCM (đạt giải nhì) với ứng dụng tương tác con người và robot - mô hình chiếc xe lăn thông minh có thể nhận lệnh từ của đầu người.
Đội MRE-CTU _ ĐHBK Cần Thơ (đội đạt giải 3) với hệ thống thanh toán các dịch vụ công cộng ứng dụng công nghệ RFID và NFC.
Đội BKD-CDT của ĐHBK Đà Nẵng (đội đạt giải triển vọng) đang trình diễn robot di chuyển trên mặt phẳng và trần nhà.
- Demo của đội chế tạo robot di chuyển trên mọi mặt phẳng:
- Video dự án chế tạo robot di chuyển theo cử động đầu người ngồi trên xe. Dự án đạt giải nhì cuộc thi:
Theo: Texas Instruments
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng