"Bán cho 1 nước 5 máy bay, cử kỹ thuật viên tới từ 3 năm trước vẫn chưa xong?" - Người Trung Quốc sai gì?
Theo tác giả bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải, 'lỗi' nằm ở đối tác?
- Mẫu sedan điện Trung Quốc vừa trình làng đã gây sốt: tốc độ sạc nhanh nhất thế giới, pin chịu nhiệt tới 1.000 độ C, giá từ hơn 700 triệu đồng
- Phát hiện chấn động năm 1995: Mảnh gấm có 8 chữ tiên đoán Trung Quốc đón điềm lành năm 2040?
- Siêu vệ tinh của Trung Quốc "so găng" với Starlink
- Hết Đức lại đến lượt Trung Quốc soán ngôi Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới
- Vùng đất mệnh danh "long mạch" độc nhất Trung Quốc: Đế vương hội tụ, cao gần 4000m, chứa báu vật hiếm có
"Bán cho 1 nước 5 máy bay, cử kỹ thuật viên tới 3 năm trước vẫn chưa xong?"
Trên đây là tiêu đề của bài viết được đăng tải trên Sohu (Trung Quốc) ít giờ trước. Chúng tôi xin được lược dịch nội dung dưới đây:
"Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhận được đơn đặt hàng từ nhiều nơi trên thế giới, tàu điện ngầm đến Châu Âu, đường sắt cao tốc (HSR) từ Đông Nam Á và máy bay từ Tây Phi.
Chúng tôi đang muốn nói tới thương vụ bán máy bay Trung Quốc cho quốc gia Tây Phi Congo (Công-gô).
Được biết hợp đồng đã được ký kết vào đầu năm 2014, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ máy bay Trung Quốc nào bay trên bầu trời Congo.
Đội kỹ thuật được Trung Quốc cử đến Congo gần 3 năm nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp cho vấn đề.
Vấn đề không nằm ở chính những chiếc máy bay và cũng không phải việc Congo không sẵn lòng trả tiền mà nằm ở một trở ngại.
Để vận hành máy bay không chỉ đơn giản là chi tiền mua nó và ngay lập tức nó có thể cất cánh, những người vận hành nó có thể kiếm tiền - các máy bay cũng cần được bảo trì...
...do ở Congo cơ sở bảo dưỡng không đáp ứng được tiêu chuẩn nên máy bay Trung Quốc không thể bay trên bầu trời nước này".
Người Trung Quốc sai gì?
Để tìm hiểu về vấn đề của thương vụ "5 máy bay, kỹ thuật viên được cử đi 3 năm" chúng ta cần tìm hiểu xem Congo đã mua máy bay gì từ Trung Quốc.
Theo bài viết được Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) đăng tải vào cuối năm 2014 - vào ngày 11/11 - Bộ Giao thông vận tải Cộng hòa Congo đã ký với họ hợp đồng đặt mua 3 máy bay ARJ21-700 tại Triển Lãm Hàng Không Quốc Tế Farnborough lần thứ 49.
Trong đó bao gồm 2 biến thể chở khách và 1 biến thể thương gia. Thời điểm đó COMAC cũng lưu ý rằng điều này biến Cộng hòa Congo trở thành quốc gia Châu Phi đầu tiên mua và vận hành ARJ21-700.
Mặc dù COMAC đã lên kế hoạch cho một số biến thể của ARJ21, nhưng biến thể duy nhất được sản xuất cho đến nay là ARJ21-700.
Được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc nhưng ARJ21-700 lại gặp khó trong việc tìm khách mua nước ngoài, vì máy bay này không có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ở Mỹ và Châu Âu - yếu tố được xem là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn hàng không.
Mặc dù Congo đồng ý mua 3 chiếc, cấp giấy chứng nhận kiểu loại cho máy bay này vào năm 2016 và cử phi công đi đào tạo tại Trung Quốc vào năm 2018 tuy nhiên do nhu cầu máy bay toàn cầu đã tụt giảm do đại dịch COVID-19 nên thương vụ chưa thực sự được triển khai.
Hiện COMAC không cập nhật gì về việc bàn giao đơn hàng và có thể nói vấn đề không hẳn như tác giả Trung Quốc cho rằng nằm ở việc "cơ sở bảo dưỡng không đáp ứng được tiêu chuẩn" của 3 chiếc ARJ21-700.
Comac ARJ21 Xiangfeng (Tường Phượng) là một loại máy bay chở khách 2 động cơ phản lực tầm ngắn đến trung với 78–90 chỗ ngồi và là máy bay chở khách đầu tiên của Trung Quốc.
Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 2002, nguyên mẫu đầu tiên được COMAC tung ra vào năm 2007 và chuyến bay đầu tiên của máy bay diễn ra vào năm 2008.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố ARJ21 là "hoàn toàn bản địa" nhưng nó được cho là có rất nhiều điểm tương đồng với máy bay phản lực McDonnell Douglas MD-80/MD-90 mà Bắc Kinh có giấy phép để lắp ráp trong nước nhờ linh kiện nhập khẩu từ Mỹ.
Nó có cabin, mũi và đuôi tương tự MD-80, hai động cơ General Electric CF34 gắn phía sau, hệ thống điện tử hàng không (công nghệ điều khiển fly-by-wire của Honeywell).
Cánh của máy bay được thiết kế hoàn toàn mới bởi Phòng thiết kế Antonov (Ukraine), trang bị những cánh nhỏ để gia tăng phạm vi hoạt động và độ hiệu quả. Một số hãng Trung Quốc sản xuất phụ tùng cho MD-80 cũng đã tham dự sản xuất cho ARJ21.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra