Bí quyết nào cho thành công của Samsung trên thị trường TV toàn cầu trong hơn một thập kỷ nay
Trong hơn một thập kỷ qua là thời gian thị trường TV toàn cầu chứng kiến nhiều biến động dữ dội với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng cũng như công nghệ TV. Đó cũng là lúc người ta chứng kiến sự suy tàn của những hãng điện tử Nhật Bản, những người từng thống trị thị trường TV toàn cầu trong nhiều năm trước đó, cũng như các hãng điện tử Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn một người chơi giữ vững vị thế của mình trong suốt thập kỷ qua: Samsung.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, năm 2016 đã trở thành năm thứ 11 liên tiếp, Samsung đứng đầu thế giới về thị phần TV trên toàn cầu. Sự thống trị của Samsung còn trở nên ấn tượng hơn khi thị phần của họ luôn lớn hơn hoặc bằng với hai đối thủ đứng ngay sau lưng mình là người đồng hương LG và hãng điện tử khổng lồTCL của Trung Quốc. Trong hơn một thập kỷ qua, riêng một mình Samsung đã bán được hơn 400 triệu chiếc TV.
Tiếp cận mọi phân khúc thị trường
Vậy bí mật cho thành công của Samsung là gì? Thay vì chỉ tập trung vào một mảng khách hàng cao cấp, trung cấp hay cấp bình dân nào đó như các đối thủ khác, cách tiếp cận của Samsung mạnh dạn hơn nhiều. Họ nhắm đến gần như mọi phân khúc của thị trường. Samsung gần như biến mình thành một đại siêu thị về TV – nếu bạn đang tìm mua một chiếc TV mới, bạn luôn có sự lựa chọn nào đó khi mức giá TV của họ trải dài từ 200 USD cho đến hơn 100.000 USD.
Không chỉ các phân khúc về giá cả, mà còn cả các phân khúc theo nhu cầu khách hàng. Chiếc QLED TV 49 inch mới được Samsung giới thiệu trong thời gian gần đây là minh chứng điển hình cho điều này. Ngay khi nhận thấy những chiếc TV cao cấp đang bỏ qua phân khúc màn hình dưới 55 inch, công ty đã giới thiệu chiếc sản phẩm này, giúp khách hàng có thể tận hưởng được trải nghiệm chất lượng hình ảnh đỉnh cao ngay cả trong những căn phòng không gian hẹp.
Samsung luôn nỗ lực tạo ra cho mình những dấu mốc về sự khác biệt.Năm 2009, hãng đã giới thiệu chiếc TV mỏng nhất thế giới với độ dày 29,9mm. Không lâu sau đó, là chiếc TV UHD lớn nhất thế giới với kích thước màn hình 110 inch ra mắt vào năm 2013, cũng như chiếc TV UHD màn hình cong 105 inch được giới thiệu năm 2014.
Tiên phong trong tiếp cận công nghệ mới
Vị thế dẫn đầu thị trường của Samsung không chỉ dựa vào việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, mà còn dựa vào khả năng tạo ra các nhu cầu mới đó. Danh tiếng về sự sáng tạo của công ty đã được làm nên từ việc luôn tiên phong trong các công nghệ mới, cho dù chưa chắc chắn về khả năng thành công của nó. Với Samsung, dường như thất bại luôn là một điều tất yếu trên con đường phát triển.
Nhưng thay vì sa vào các công nghệ quá lạ lẫm với người dùng phổ thông, thành công của Samsung dựa trên việc đưa các công nghệ mới đó trở nên dễ tiếp cận với người dùng hơn. Trong khi là người đi tiên phong trong việc tiến vào các màn hình độ phân giải siêu cao, nhưng hãng đã đưa ra một chiếc thuật thông minh để tiếp cận với cả các phân khúc cao cấp và phổ thông.
Bất chấp việc các đối thủ của mình như LG và Sony chuyển sang công nghệ OLED với ưu thế về độ tương phản tốt hơn LCD, Samsung vẫn kiên định với cách tiếp cận của mình bằng những chiếc TV QLED. Trong khi vẫn giữ được ưu thế về khả năng hiển thị màu sắc, TV QLED mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn về giá cả và kích thước màn hình hơn hẳn so với OLED.
Chính khả năng đưa các công nghệ mới lại gần hơn với người tiêu dùng phổ thông đã làm nên danh tiếng của công ty. Những cuộc nghiên cứu và thăm dò thị trường cho thấy, cái tên Samsung cũng gắn liền với các từ khóa như “sáng tạo”, “công nghệ” và “năng động”.
Nền tảng cho các bí quyết thành công
Nhưng bằng cách nào Samsung làm được những điều trên? Làm sao họ có thể tạo ra đa dạng sản phẩm theo nhiều phân khúc như vậy, cũng như tạo ra các công nghệ cao cấp với mức giá hợp lý với các phân khúc khách hàng đó? Bí quyết của tất cả những cái đó nằm trong năng lực sản xuất khổng lồ của họ.
Để tối đa hóa năng lực sản xuất cũng như sáng tạo của mình, từ những năm 1995, chủ tịch Lee Kun-Hee của Samsung đã xác định chiến lược cho công ty là thiết kế và sản xuất các bộ phận cũng như đầu tư vào công nghệ mới cho các công ty khác, thay vì tự mình làm ra các sản phẩm rẻ tiền. Chiến lược đi theo ngành dọc đó cho phép họ mở rộng khả năng sản xuất của mình để đáp ứng nhu cầu, cũng như nắm bắt được cách làm ra các sản phẩm từ đối tác của mình.
Chiến lược này cũng giúp họ thích ứng nhanh chóng hơn với các xu hướng nhu cầu của thị trường. Khi nhận thấy nhu cầu màn hình OLED có thể gia tăng mạnh mẽ với việc iPhone sẽ sử dụng nó trên những phiên bản mới của mình, Samsung nhanh chóng đóng cửa các nhà máy sản xuất màn hình LCD đã không còn sinh lợi để chuyển sang sản xuất màn hình công nghệ mới.
Cũng nhờ chiến lược này giúp Samsung nắm trọn vẹn trong tay chuỗi cung cấp các thành phần cốt lõi làm nên ngành công nghiệp điện tử với các công nghệ hiện đại: màn hình tinh thể, công nghiệp bán dẫn, thiết bị viễn thông. Nhờ vậy, khi mở rộng khả năng sản xuất, Samsung kiểm soát tốt hơn các chi phí từ chuỗi cung cấp, nhờ đó đưa ra các mức giá hợp lý cho từng phân khúc khách hàng.Tiếp sau đó, điều này lại tác động ngược lại đến khả năng mở rộng sản xuất của công ty.
Ngay cả với những chiếc smart TV, Samsung cũng áp dụng chiến lược này. Trong khi Sony và một số nhà sản xuất smart TV khác dựa vào hệ điều hành Android TV, Samsung lại đi ngược lại. Họ sử dụng hệ điều hành Tizen do mình tự phát triển để tránh gia tăng chi phí sản phẩm, và sự cạnh tranh từ các đối thủ giá rẻ như họ đã gặp phải trên thị trường smartphone.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Các nhà khoa học quốc tế bất ngờ tìm thấy một loài bọ biển siêu khổng lồ, hoàn toàn mới ở Việt Nam, nhưng không phải dưới đáy biển, mà trong nhà hàng hải sản
Tới một nhà hàng hải sản ở Hà Nội, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một loài bọ biển siêu khồng lồ đang được bán ở đây. Họ đã mua nó về nghiên cứu và báo cáo với cả thế giới rằng đây là một loài hoàn toàn mới.
Samsung đích thân "nhá hàng" smartphone màn hình gập ba đầu tiên, sẽ ra mắt trong năm nay