Các nhà khoa học tiến hành khám phá hệ sinh thái đã ngủ yên 120.000 năm nay, lộ ra sau khi tảng băng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực
Một cơ hội nghiên cứu khoa học hiếm có, nghìn năm mới có một.
- NASA đã chụp được núi băng trôi khổng lồ bị tách khỏi Nam Cực, đây là hình ảnh rõ nét về nó
- Xuất hiện hố nước bí ẩn ở Nam Cực rộng gấp 40 lần TP Hồ Chí Minh
- "Nam châm dẻo" - loại đồ chơi mới cực kỳ thú vị
- Phát hiện gần 100 ngọn núi lửa đang ngủ yên ngay bên dưới thềm băng lục địa Nam Cực
- 4 "kịch bản" đang xảy ra khi tảng băng trôi lớn nhất lịch sử vừa đứt gãy ở Nam Cực
- Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực
Có một vùng nằm tách biệt với thế giới, chứa một hệ sinh thái không ai biết tới và đến giờ, ta vẫn chẳng biết có thứ gì có thể sống được trong làn nước tăm tối giá lạnh của nơi đó. Bí ẩn ấy sắp đến ngày hé lộ rồi.
Nơi đang được nhắc tới là hệ sinh thái biển bí ẩn nằm bên dưới lớp băng của Nam Cực, lần đầu tiên được tiếp xúc với ánh sáng và không khí bên ngoài sau 120.000 năm ngủ yên, đó sẽ là mục tiêu nghiên cứu của một đội ngũ các nhà khoa học được dẫn dắt bởi Ban Khảo sát Nam Cực Anh Quốc (BAS).
Hệ sinh thái này lộ ra hồi tháng Bảy vừa rồi, sau khi tảng băng khổng lồ rộng 5.700 km2, nặng 1 nghìn tỷ tấn, có tên là A-68 tách ra khỏi Nam Cực. Từ hồi những năm 1960, một vết nứt nhỏ đã xuất hiện giữa bề mặt băng của Nam Cực và tới tháng Bảy vừa rồi, nó đã chính thức nứt vỡ và tách ra thành một tảng băng khổng lồ.
Và khi nó tách ra khỏi khối băng lớn, một khu vực biển chưa từng được nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời trong vòng 120.000 năm đã lộ ra, theo đó mở ra một cơ hội nghiên cứu hiếm có cho các nhà khoa học. Nhưng họ phải tiến hành mọi thứ nhanh chóng kẻo các loài sinh vật bên ngoài sẽ xâm nhập vào môi trường này, thay đổi những gì vốn đã tồn tại chưa hại đến ai cả trăm ngàn năm nay.
"Chúng tôi chưa biết gì về nó cả, nó đã được che phủ bởi một lớp băng đá dày nhiều trăm mét", nhà hải dương học của BAS, Katrin Linse nói với báo giới. "Điều quan trọng là chúng ta phải thâm nhập vào đó càng nhanh càng tốt trước khi ánh Mặt Trời chiếu xuống và các loài khác bắt đầu định cư tại đó".
Bà Linse cùng đội ngũ nghiên cứu của mình đã bắt đầu di chuyển tới Đảo Falkland, từ đó, các nhà khoa học tới từ 9 viện nghiên cứu khác nhau sẽ cùng nhau đi trên con tàu nghiên cứu của BAS trong vòng một tháng, con tàu mang tên RRS James Clark Ros. Với sự trợ giúp của vệ tinh định hướng, họ sẽ vượt qua vùng nước đầy băng để tới được khu vực nghiên cứu.
Trong hải trình dài 3 tuần, các nhà nghiên cứu sẽ thu thập những sinh vận nằm đáy nước, những vi khuẩn trong nước, các sinh vật phù du, những trầm tích nơi đáy biển và cả mẫu nước nơi đây. Đó mới là kế hoạch nghiên cứu, đoàn thám hiểm vẫn chưa biết liệu họ sẽ đối mặt với thứ gì ở làn nước tăm tối chưa ai biết tới kia.
Có một điều chắc chắn: cơ hội nghiên cứu này là cực kỳ hiếm có, họ sẽ phải tận dụng mọi khả năng, mọi thiết bị có thể để vén màn bí mật của đáy nước chưa người khám phá này. Đã cả trăm ngàn năm rồi, không rõ dưới đáy nước kia chứa thứ bí ẩn gì?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng