Gene Soo là người đồng sáng lập StartupsGBA, hệ sinh thái khởi nghiệp tiên phong của Hong Kong, đồng thời cũng là mentor của Viet Solutions 2020 - cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Chuyển đổi số Việt Nam do Bộ Thông tin Truyền thông và Tập đoàn Viettel tổ chức. Chia sẻ về việc xây dựng hệ sinh thái khởi, ông khẳng định: Trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, cần có sự kết hợp của các startup và các tập đoàn lớn để tạo ra kết quả tốt nhất.
- CEO 9X Hàn Ngọc Tuấn Linh: "10 năm nữa công ty tôi sẽ đầu tư mạo hiểm cho startup muốn gây ảnh hưởng toàn cầu"
- Zverse và hành trình từ một startup in 3D nhỏ lẻ thành nhà cung ứng trọng điểm mặt nạ chống corona
- Gặp nhau trên Facebook, 2 chàng trai Việt startup nên ứng dụng top 20 thế giới sánh ngang cùng Facebook, hoạt động trơn tru từ năm 2015 mà chưa cần bất kỳ vòng gọi vốn nào
- Startup này thu thập hàng tỷ hình ảnh từ internet để tạo cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt
Nhà đồng sáng lập StartupsGBA với ông – Mr. Casey Lau từng nói: Hai thành phần của một hệ sinh thái khởi nghiệp thành công gồm có cộng đồng (1) và sự kèm cặp (2) của các công ty đi trước, những người đàn anh dành cho các startup non trẻ.
Ông có đồng quan điểm với ông Lau về những yếu tố làm nên thành công của một hệ sinh thái khởi nghiệp hay không?
Vâng, chắc chắn là vậy! Đối với chúng tôi, các công ty khởi nghiệp là một đội ngũ, đến với nhau để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, trong bối cảnh rất nhiều bất ổn và thách thức.
Trước những khó khăn phải đối mặt, việc tương tác trong một cộng đồng là rất quan trọng với các đội ngũ startup. Thông qua cộng đồng này, mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong hành trình của họ.
Những người có nhiều kinh nghiệm hơn - tức là những người đã thất bại nhiều hơn - nên cố vấn cho các công ty khởi nghiệp trẻ, giúp họ tăng tốc độ tăng trưởng và tránh những sai lầm mà người đi trước đã gặp phải trước đây.
Ông đánh giá như thế nào về những yếu tố đó (cộng đồng và sự kèm cặp) ở Việt Nam?
Những yếu tố này đã tồn tại ở Việt Nam, với những nỗ lực được thể hiện rõ trong các sáng kiến của Tập đoàn Viettel.
Tất nhiên, giống như tất cả các hệ sinh thái khởi nghiệp khác, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ cần tổ chức các hoạt động thường xuyên để duy trì và phát triển hệ sinh thái. Và điều quan trọng là, Việt Nam phải xây dựng một môi trường bền vững để những nỗ lực xây dựng hệ sinh thái này có thể được duy trì và mở rộng.
Nếu so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam và ở Hong Kong, theo ông hai bên có thể học tập gì ở nhau?
Tôi nghĩ rằng Hong Kong có thể học hỏi thêm về sự đồng cảm, thấu hiểu khách hàng và ứng dụng vào bất kỳ sáng kiến khởi nghiệp nào. Trong khi đó, Việt Nam có thể học hỏi các doanh nhân trong Hong Kong trong việc xây dựng đội ngũ và sản phẩm, làm sao để có thể mở rộng hoạt động ra cả khu vực và quốc tế.
Các startup hiển nhiên sẽ được lợi khi có người đi trước dẫn dắt. Nhưng bản thân các công ty lớn, những người đàn anh sẽ được gì khi hỗ trợ các startup hay các sản phẩm số được triển khai bởi họ?
Các tập đoàn lớn sẽ có một cách làm việc nhất định. Họ đã làm điều đó trong một thời gian dài. Nhưng ngược lại, một startup có năng lực có thể đưa ra một cách tiếp cận rất mới để giải quyết vấn đề. Các công ty khởi nghiệp cũng rất nhanh nhẹn và bằng cách làm việc với họ, các công ty lớn có thể học cách xử lý linh hoạt, giải quyết các vấn đề với sự tập trung cao và nhanh chóng.
Điểm khó lớn nhất của một startup trong việc quốc tế hóa sản phẩm của mình sau khi đã gọi được vốn là gì?
Điều khó nhất khi khởi nghiệp là nói "không" với những điều không quan trọng. Luôn có nhiều cơ hội và nhiều thị trường, nhưng các công ty khởi nghiệp không thể nắm bắt tất cả cùng một lúc. Họ cần ưu tiên, từ chối và lựa chọn những cơ hội hợp lý để dấn thân vào. Luôn luôn cân nhắc xem điều gì mới là quan trọng, và chỉ tập trung vào những việc quan trọng mà thôi.
Các doanh nghiệp lớn có thể giúp họ ra sao trong việc đó?
Các công ty khởi nghiệp rất giỏi trong việc giải quyết các vấn đề. Nhưng có thể, họ sẽ không giỏi bán hàng hoặc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh. Các tập đoàn sẽ có nhiều kinh nghiệm bán hàng hơn, cũng như đã thiết lập được mạng lưới các mối quan hệ kinh doanh từ trước đó. Từ đó, các tập đoàn có thể giúp các công ty khởi nghiệp đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường.
Theo ông trong quá trình chuyển đổi số một nền kinh tế, doanh nghiệp lớn hay các startup có vai trò lớn hơn?
Tôi muốn khẳng định rằng, sự kết hợp của cả hai sẽ tạo ra tác động lớn nhất. Trong thế giới ngày nay, mọi thứ đang chuyển động nhanh chóng và đang được số hóa. Cách thức kinh doanh đang thay đổi không ngừng. Nếu các tập đoàn lớn tiếp tục hoạt động theo lối mòn mà không đổi mới, tầm ảnh hưởng của họ có thể suy giảm nhanh chóng.
Một chương trình như Viet Solutions có thể đóng góp gì vào quá trình đó?
Để chuyển đổi số, người ta phải tìm hiểu: lý do tại sao phải chuyển đổi, chuyển đổi cái gì và chuyển đổi như thế nào. Viet Solutions cung cấp những kiến thức sâu sắc về vấn đề này, bằng cách đánh giá các công ty khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp, tập hợp các cộng đồng khởi nghiệp để các ý tưởng của họ có thể được trao đổi với nhau.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Tập đoàn Viettel trong quá trình chuyển đổi số quốc gia thông qua chương trình này?
Tôi nghĩ rằng Tập đoàn Viettel "think out of the box" – tư duy theo hướng mới - và có tầm nhìn xa để đi trước đón đầu quá trình phát triển. Đây là những đặc điểm của các công ty sẽ tồn tại lâu dài.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng