Đến cuối cùng, Apple vẫn là một công ty phần cứng, và Microsoft vẫn là một công ty phần mềm - hay chính xác hơn là một công ty phần mềm "trên mây".
- Chuyển đổi số giúp Hàn Quốc chống đại dịch Covid-19 hiệu quả như thế nào?
- Bài học sâu sắc dành cho những ai đang gặp khó vì Covid-19: Khủng hoảng tài chính năm 1857 biến một kế toán viên thành người giàu nhất trong lịch sử nhân loại với khối tài sản hơn 600 tỷ USD
- Sau khi Apple “sụp đổ” vì Covid-19, Microsoft là công ty Mỹ duy nhất có giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD
Khi đại dịch Covid-19 liên tiếp có những diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, 2 gã khổng lồ công nghệ số 1 hành tinh cũng đang rơi vào những tình cảnh hoàn toàn trái ngược. Từ mức kỷ lục 1,4 nghìn tỷ đạt được vào đầu năm, Apple đã suy giảm nặng nề và có lúc thậm chí còn trượt xuống dưới mốc nghìn tỷ (ngày 23/3 vừa qua).
Trước khi nCoV lan rộng tại Mỹ và châu Âu, Apple và Microsoft là 2 kẻ dẫn đầu "câu lạc bộ nghìn tỷ" của giới công nghệ.
Ở phía ngược lại, Microsoft chưa bao giờ để mất cột mốc này. Thậm chí, khi Apple vấp ngã, Microsoft đã trở thành ông lớn đứng đầu thế giới về giá trị vốn hóa.
Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Khủng hoảng thị trường phần cứng
Thực tế, tình cảnh của Apple cũng là tình cảnh chung của thị trường phần cứng. Theo báo cáo mới nhất từ Strategy Analytics, lượng smartphone xuất xưởng đã chứng kiến pha suy giảm lớn nhất trong lịch sử vào tháng 2 vừa qua: 38% so với cùng kỳ 2019. Không mấy bất ngờ, ảnh hưởng của Covid-19 lên cuộc sống thường nhật và chuỗi cung ứng Trung Quốc là lý do chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
Có thể nói rằng, Apple là tên tuổi chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch bệnh. Vào tháng 1, Tim Cook công bố dự đoán doanh thu quý 1 sẽ vào khoảng 63 đến 67 tỷ USD, một khoảng dự đoán rộng hơn thông thường sau khi đã tính đến các rủi ro của Covid-19. Thế rồi, đến tháng 2, Apple lại tuyên bố sẽ không thể đạt được mức doanh thu dự báo nói trên.
Là một hãng phần cứng, Apple chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ dịch bệnh.
Thông báo mới của Apple không làm rõ mức dự báo mới sẽ là bao nhiêu, tuy vậy rõ ràng mọi chuyện đã tồi tệ hơn rất nhiều. Hiện tại, Covid-19 đang lan rộng tại châu Âu và Mỹ, vốn là các thị trường quan trọng của Apple.
Sức khỏe, thực phẩm và làm việc tại nhà
"Trong dịch bệnh, mọi người sẽ tập trung vào sức khỏe, thực phẩm và xà phòng rửa tay hơn là mua iPhone", nhà phân tích Dan Ives khẳng định với Fortune. Bên cạnh các nhu cầu thiết yếu này, một yêu cầu khác cũng sẽ gia tăng khi các quốc gia đưa ra quy định "cách ly toàn xã hội": làm việc tại nhà.
Đây cũng là thời điểm nhiều dịch vụ điện toán đám mây có những gói ưu đãi lớn dành riêng cho doanh nghiệp.
Chính nhu cầu làm việc tại nhà đã đem đến cho Microsoft những con số đẹp "như mơ". Theo công bố của hãng này vào ngày 28/3, chỉ trong một tháng số lượng cuộc gọi được thực hiện qua công cụ Teams tại Italy đã tăng tới 775%. Mỗi ngày, số người sử dụng công cụ này lên tới 44 triệu. Teams là công cụ làm việc theo nhóm được Microsoft ra mắt đúng 3 năm trước, cung cáp các tính năng gọi, chat, phân công công việc, tích hợp cùng Microsoft Office và nhiều giải pháp doanh nghiệp khác.
Khi người dùng phải cách ly lẫn nhau, các công cụ làm việc qua mạng sẽ lên ngôi.
Lượng người dùng máy ảo Windows trên đám mây (Windows Virtual Desktop) cũng đã tăng gấp 3 lần. Trong một bài viết khác, Microsoft đã phải công bố một số giới hạn cho các dịch vụ đám mây để đảm bảo khả năng đáp ứng "cho các dịch vụ cấp cứu, dịch vụ y tế và khẩn cấp, nền tảng thiết yếu của chính phủ".
Tương lai trên đám mây
Do đám mây và các dịch vụ doanh nghiệp đã trở thành nguồn thu chính của Microsoft trong nhiều năm, Covid-19 vừa là phép thử, vừa là cơ hội lớn cho gã khổng lồ phần mềm số 1 hành tinh. Khi nhu cầu làm việc tại nhà tăng cao, đám mây của Microsoft sẽ chịu sức ép lớn chưa từng thấy.
Nhưng nếu vượt qua được thử thách này, Microsoft và các khách hàng doanh nghiệp của mình sẽ thực sự chứng minh được rằng tương lai nằm trên đám mây. Nhờ có các dịch vụ triển khai trên Azure, một lượng lớn lao động tri thức trên thế giới có thể làm việc ở bất cứ đâu, nền kinh tế có thể tiếp tục vận hành đi qua khốn khó. Khi đi qua Covid-19, các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn cầu sẽ nhận ra tính tất yếu của công cuộc chuyển đổi số, tạo thành một nguồn thu vô cùng tiềm năng cho Microsoft trong tương lai.
Covid-19 đã chứng minh cho các doanh nghiệp rằng chuyển đổi online là thực sự cấp bách.
Apple không nhất thiết phải đứng ngoài trào lưu này. Thực tế, cho dù không tổ chức sự kiện tháng 3 như đồn đoán, công ty của Tim Cook vẫn đã kịp ra mắt MacBook Air và iPad Pro mới. Cả 2 đều là các thiết bị điện toán phù hợp với nhu cầu làm việc tại nhà, và dĩ nhiên cũng là những cỗ máy hoàn hảo để sử dụng bộ dịch vụ Office 365 của Microsoft.
Song, nhìn vào tương lai trước mắt, Apple có lẽ vẫn sẽ phải cam chịu đứng dưới Microsoft trong một thời gian dài. Quý 2 thường là quý được nhà Táo dùng để đẩy mạnh thiết kế và sản xuất iPhone mới, nhưng với tình trạng dịch bệnh phức tạp như hiện tại, chiếc iPhone 2020 hoàn toàn có nguy cơ bị đẩy lùi ngày ra mắt. Nếu điều này thực sự xảy ra, Apple sẽ phải chịu thiệt hại lớn, và Microsoft vẫn sẽ là ông vua không thể bị đánh bại của thị trường hi-tech toàn cầu.
Xu thế tất yếu sẽ là dịch chuyển lên đám mây, các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng này có thể sẽ giảm thiểu được khó khăn khi phải đương đầu với những thảm họa ngoài ý muốn như Covid-19. Nếu đang là chủ doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đây cũng là lúc bạn nên tìm hiểu về vấn đề này tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng