Gửi email sợ bị đánh dấu là spam, chàng trai trẻ cặm cụi viết thư tay cho từng đối tác, nhờ đó tạo nên startup trị giá 1 tỷ USD
Tâm huyết của doanh nhân trẻ Alexander Rinke cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Alexander Rinke đã đưa ra một cách tiếp cận mới lạ khi muốn những công ty lớn nhất thế giới sử dụng sản phẩm của startup nhỏ của mình là gửi cho ông chủ của họ những lá thư tay.
Anh chia sẻ: "Nếu gửi email, chúng có thể bị xóa hay lẫn vào hòm thư rác. Còn gửi thư đánh máy thì thư ký của họ có thể mở ra và coi chúng là đồ bỏ đi. Nhưng một bức thư tay sẽ khiến họ nghĩ rằng đây là vấn đề cá nhân quan trọng".
Năm 2011, Alexander thành lập Celonis năm 22 tuổi cùng hai người bạn là Martin Klenk và Bastian Nominacher sau khi học xong bằng toán học và khoa học máy tính tại Đại học Kỹ thuật Munich.
Celonis là một công ty khai thác dữ liệu công nghệ cao sử dụng phần mềm và trí tuệ nhân tạo để theo dõi hiệu suất của các doanh nghiệp nhằm giúp họ hoạt động tốt hơn.
Nói một cách đơn giản, phần mềm của Celonis sẽ giám sát hệ thống máy tính của doanh nghiệp và tìm ra những gây ảnh hưởng như nhân viên không hiệu quả, nhà cung cấp nào thường xuyên chậm trễ và quy trình nào cần được sắp xếp hợp lý hơn. Sau đó, Celonis sẽ gợi ý các phương án giải quyết. Ba nhà đồng sáng lập khá tự tin về sản phẩm của mình nhưng tất cả những gì họ cần là sự chú ý của các công ty lớn.
Ba nhà đồng sáng lập Celonis.
Sau 8 năm thành lập, giờ đây Celonis đã phát triển và làm việc với BMW, General Motors, L’Oreal, Siemens, Uber và Vodafone. Năm ngoái, sau khi gọi vốn thành công 50 triệu USD, công ty cho biết họ đã được định giá trên 1 tỷ USD.
Sinh ra và lớn lên tại Berlin, Alexander đã khởi nghiệp từ năm 15 tuổi với một công ty cung cấp gia sư cho học sinh trung học. Đến năm 2011, Alexander đã nảy ra ý tưởng về Celonis xuất phát từ chính nghiên cứu của anh và hai người bạn. Ở thời điểm đó, họ đang giúp một doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng của mình.
Ba người nhận ra rằng công ty mà họ đang làm việc cùng mất trung bình 5 ngày để đưa ra giải pháp cho vấn đề gặp phải. Họ cho rằng cần tìm ra một cách nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó, ý tưởng về Celonis đã ra đời: Loại bỏ yếu tố con người khỏi quá trình đánh giá và thay thế bằng phân tích của máy tính.
Trong khi Martin và Bastian hoàn thiện phần mềm, Alexander làm nhiệm vụ lái xe khắp nước Đức và Áo để gặp gỡ khách hàng tiềm năng, bao gồm cả những người anh từng gửi thư tay cho họ trước đây. Sự nỗ lực của ba nhà đồng sáng lập đã đạt kết quả, Celonis nhanh chóng phát triển và chỉ một năm sau, họ đã mở văn phòng tại Palo Alto, California.
Hiện Celonis có hơn 400 nhân viên làm việc và sản phẩm của họ được đăng ký sử dụng bởi hàng ngàn công ty trên toàn thế giới. Doanh thu hàng năm của Celonis đạt mức 70 triệu USD.
Patrick McGee, phóng viên của Financial Times cho biết: "Các CEO tại những tập đoàn lớn mà tôi từng phỏng vấn như Siemens và Vodafone nói rằng Celonis giúp họ có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của doanh nghiệp, giúp phát hiện sự thiếu hiệu quả một cách dễ dàng và khắc phục kịp thời".
Kế hoạch trong tương lai gần của Celonis là mở rộng sang Nhật Bản. Alenxander chia sẻ: "Nhật Bản là một thị trường thú vị bởi họ luôn chú trọng hiệu suất công việc. Vậy nên, nhu cầu sẽ rất cao và chúng tôi hi vọng sẽ khai thác được hết tiềm năng tại đây. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực để phát triển hơn nữa tại các thị trường mà công ty đang phục vụ".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng