'Hồi sinh' người quá cố bằng AI
TP - Gần đây, ở Trung Quốc đã xuất hiện các sản phẩm “hồi sinh AI”, tức là sử dụng công nghệ AI để tái tạo giọng nói, hình ảnh, hành vi... của người đã khuất dựa trên dữ liệu lịch sử như ảnh, video, hành vi để tạo ra sản phẩm giống hệt người quá cố.
- Lạm dụng AI, coi chừng dữ liệu khó an toàn
- Laptop trang bị AI và laptop thông thường: Đâu là lựa chọn tối ưu?
- Quốc gia vượt mặt Mỹ để trở thành nơi sản sinh ra nhiều nhân tài AI nhất thế giới: Chiếm hơn 1/3 số lượng nhà nghiên cứu AI đang làm việc tại Hoa Kỳ
- "Nhà vua đã băng hà": Mô hình AI còn xa lạ với nhiều người dùng Việt lần đầu tiên vượt qua GPT-4 trên bảng xếp hạng độ 'thông minh'
- Cựu kỹ sư OpenAI: Samsung đưa trải nghiệm người dùng lên tầm cao mới với Galaxy AI
Nghề kinh doanh mới
Trương Trạch Vĩ có duyên tiếp xúc với nghiệp vụ “AI phục sinh”. Anh khởi nghiệp năm 2012, đầu tiên là trong ngành game, năm 2016 chuyển sang lĩnh vực thực tế ảo. Khởi nghiệp thất bại, năm 2020 anh trở lại Nam Kinh để tham gia nghiên cứu liên quan đến AI, với hướng đi chính là đào tạo AI.
Có lần, một người bạn tới tìm, bố anh ta đột ngột qua đời, cả gia đình giấu tin này với bà nội vì sợ bà không chịu nổi. Người bạn hỏi anh liệu có thể sử dụng AI khôi phục lại hình ảnh của cha để giúp người bà 90 tuổi sống bình an hay không. Trương Trạch Vĩ đã dốc sức làm và đã thành công… người mẹ già vui mừng nhìn thấy và trò chuyện với con trai đã khuất mà không hề hay biết…
Dần dần, ngày càng có nhiều người tìm đến Trương Trạch Vĩ. Có người muốn che giấu gia đình sự thật cái chết của những người thân yêu, trong khi những người khác làm điều đó để chữa lành nỗi đau và bù đắp cho sự tiếc nuối của họ. Ví dụ, một cô cháu gái được bà ngoại nuôi dưỡng hy vọng người bà đã khuất có thể xuất hiện trong lễ cưới của mình. Dựa trên những tài liệu cô cung cấp, nhóm đã khôi phục lại giọng nói và nụ cười của bà khi còn sống, để bà gửi lời chúc phúc cháu trong đám cưới.
Có một cô bé bị trầm cảm vì cái chết bất ngờ của cha, mẹ cô rất lo lắng tìm đến nhờ tạo ra người kỹ thuật số của người bạn đời, cuối cùng đã thành công giúp cô bé thoát khỏi chứng trầm cảm.
“AI hồi sinh” thực sự đã hình thành một tập hợp các quy trình giống như một dây chuyền lắp ráp. Ví dụ: khách hàng cần điền trước vào một biểu mẫu gồm các thông tin cơ bản của người chết, cuộc sống liên quan, các mối quan hệ cá nhân, các sự kiện lớn và các khía cạnh khác và một thỏa thuận ràng buộc được sử dụng để làm rõ các rủi ro pháp lý. Đồng thời, khách hàng cũng cần chuẩn bị một video dài hơn 10 giây trong đó có hình ảnh chính diện của người đã khuất hoặc ít nhất là bức ảnh chính diện và chuẩn bị file âm thanh dài hơn 15 giây.
Sau đó, các thông tin tương ứng sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu để huấn luyện mô hình lớn, toàn bộ quá trình sản xuất mất khoảng một tuần. Tùy theo nhu cầu của người dùng, phí cho mỗi đơn hàng dao động từ 5.000 đến 10.000 NDT (17,5 đến 35 triệu VND).
Kể từ năm ngoái, Trương Trạch Vĩ đã nhận được hơn 5.000 đơn đặt hàng trước, nhưng cuối cùng chỉ có hơn 1.000 đơn được hoàn thành, khoảng 40% đơn phải hủy bỏ do không đủ dữ liệu và hơn một nửa trong số đó thậm chí không có dữ liệu âm thanh của người đã khuất.
Tương lai và những tranh cãi
Trương Trạch Vĩ khá lạc quan về nghề này. Ông cho rằng với sự tiến bộ của công nghệ, khái niệm “AI phục sinh” sẽ tiếp tục được nâng cấp. So với video, chatbot…, trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm AI kỹ thuật số dành cho con người như bản sao kỹ thuật số bất tử và bạn kỹ thuật số. Đồng thời, anh cũng có ý định “sao chép” chính mình, bình thường chú ý lưu giữ nhiều thông tin khác nhau, hy vọng xây dựng được một con người kỹ thuật số hoàn hảo hơn.
“Trước đây, khi nhớ ai đó, chúng ta xem album ảnh và tìm video. Bây giờ chúng ta có thể tương tác với họ. Chẳng phải tốt hơn sao?”. Trong tưởng tượng của ông, “ AI hồi sinh ” có thể trở thành một cách tưởng nhớ những người thân đã khuất mới, giống như việc tảo mộ và đặt hoa.
Một số người không đồng ý với quan điểm này. Có ý kiến nói: “Nhiều người chỉ bày tỏ tưởng nhớ những người thân yêu vào những thời điểm cụ thể như tết Thanh Minh, nhưng nếu họ phải giao tiếp như thế này hàng ngày, điều đó có thể không mang lại sự an ủi mà sẽ khiến nỗi đau trở nên sâu sắc hơn”.
Ngoài ra, “AI hồi sinh” cũng phải đối mặt với sự giám sát pháp lý. Việc “hồi sinh” trên mạng những người nổi tiếng đã qua đời như Coco Lee, Kiều Nhiệm Lương đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là sự phản đối từ phía gia đình họ.
Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định mọi tổ chức, cá nhân không được sử dụng công nghệ thông tin để giả mạo hoặc xâm phạm quyền về ảnh chân dung của người khác nếu không có sự đồng ý của người nắm giữ bản quyền về hình ảnh; nếu hình ảnh của người quá cố bị xâm phạm, vợ, chồng, con, cha, mẹ họ có quyền yêu cầu người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý, có sự khác biệt cơ bản giữa “AI hồi sinh người thân” và “AI hồi sinh người nổi tiếng”, cái trước là sáng kiến của người thân, cái sau là hành vi xâm phạm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng “hồi sinh người thân” cũng có thể gây ra khủng hoảng đạo đức. “Không phải thành viên nào trong gia đình cũng có thể chấp nhận và hiểu được điều mới này, dễ dẫn đến rủi ro đạo đức trong mối quan hệ giữa những người thân và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng