Gần 3 tỷ cá thể chim Bắc Mỹ đã biến mất trong vòng chưa đầy 50 năm.
Từ lâu, các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về tỷ lệ ngày càng tăng các loài sinh vật rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng đó mới chỉ là một trong số các đặc điểm cho thấy con người đã gây ra những biến đổi lớn trên hành tinh.
Một thực tế gây sốc khác là sự sống trên Trái Đất đang nghèo nàn hơn rất nhiều, không chỉ về mặt đa dạng sinh học mà còn về sinh khối.
Sinh khối là tổng khối lượng của mọi dạng vật chất sống như thực vật, vi khuẩn và động vật trên Trái Đất. Nghiên cứu cho thấy, kể từ khi con người thống trị trị hành tinh, sinh khối đã suy giảm nhanh chóng.
"Nếu bạn tính tổng sinh khối trên Trái Đất trước khi loài người xuất hiện, nó gấp khoảng hai lần so với hiện tại", giáo sư khoa học thực vật và môi trường Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel nói.
Bộ xương còn lại của một con cá nằm giữa những hạt đậu nành rớt trên đất. Con cá đã dạt vào cánh đồng bị ngập và mắc kẹt ở đó khi nước rút.
Dành cho những ai thắc mắc rằng dân số Trái Đất đã không ngừng tăng lên. Toàn bộ 8 tỷ con người có mặt trên thế giới hiện tại chỉ chiếm 0,01% tổng sinh khối của hành tinh. Và mặc dù chỉ đại diện cho một phần nhỏ sự sống trên Trái Đất, loài người lại đang gây ra những tác động to lớn tới các loài sinh vật còn lại trên khắp thế giới, đẩy nhiều trong số đó rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.
Mất đa dạng sinh học và sụt giảm sinh khối này có nghĩa là chúng ta đang làm xói mòn khả năng hỗ trợ sự sống của hành tinh – bao gồm cả khả năng hỗ trợ sự sống cho chính giống nòi chúng ta.
Làn sóng tuyệt chủng "nhân tạo"
"Tôi nghĩ rằng loài người đang ở vào một thời điểm mà mọi thứ xung quanh chúng ta đều là những con 'chim hoàng yến trong mỏ than' (ngụ ý tình cảnh rất nguy hiểm)", Adam Smith, nhà sinh học cao cấp của Cơ quan Bảo vệ Động vật Hoang dã Canada cho biết. "Và thế giới tự nhiên đang nói với chúng ta rằng đây là một vấn đề lớn".
Smith là một trong những đồng tác giả của nghiên cứu toàn diện gần đây cho thấy, chúng ta đã mất gần 3 tỷ con chim Bắc Mỹ, mức sụt giảm tới 30% chỉ trong nửa thế kỷ qua.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra thủ phạm chính đằng sau lượng động vật hoang dã suy giảm là sự thu hẹp và suy thoái môi trường sống của chúng.
Và vấn đề này không phải chỉ ở riêng loài chim.
Gần 3 tỷ cá thể chim Bắc Mỹ đã biến mất trong vòng chưa đầy 50 năm.
Báo cáo đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc gần đây kết luận rằng có tới một triệu loài sinh vật hoang dã đang rơi vào nguy cơ bị tuyệt chủng do các hoạt động của con người.
"Nhiều loài sinh vật đang tuyệt chủng ở một tốc độ, dường như nhanh hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử cận đại. Bạn sẽ phải quay trở lại sự kiện tuyệt chủng lớn nhất và gần đây nhất để chứng kiến tốc độ tuyệt chủng này", Kai Chan, giáo sư tại Viện Tài nguyên, Môi trường và Bền vững tại Đại học British Columbia nói.
"Các loài sinh vật đang tuyệt chủng nhanh gấp 10 đến 100 lần – thậm chí gấp 1.000 lần", vị đồng tác giả báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết thêm.
Một điểm đặc trưng của cuộc đại tuyệt chủng này không chỉ là việc chúng ta đang mất đi nhiều loài sinh vật, mà ngay cả trong những loài sống sót, hầu hết các cá thể của chúng đều đã chết, dẫn đến kết quả cuối cùng là tổng sinh khối trên Trái Đất giảm đi rất nhiều.
Tác động của loài người đến sinh khối Trái Đất
Một trong những tác động chính của chúng ta làm giảm sinh khối trên hành tinh là hoạt động nông nghiệp. Ví dụ, chặt bỏ các cánh rừng và biến chúng thành đồng lúa mì khiến cho lượng vật liệu sống suy giảm không chỉ về lượng mà còn về chất.
Hoạt động nông nghiệp chỉ tạo một điều kiện cho một lượng nhỏ sự sống phát triển, kém đa dạng hơn rất nhiều so với môi trường thiên nhiên.
Một ví dụ điển hình là động vật chăn nuôi trong so sánh với lượng động vật hoang dã. Giáo sư Milo cho biết sinh khối của các loài gia súc mà con người chăn nuôi như bò, lợn và cừu hiện đã gấp 20 lần so với tất cả các động vật có vú hoang dã như voi, tuần lộc và cá voi cộng lại.
Số lượng chim thuần hóa cũng đã tăng gấp đôi so với những loài sống trong tự nhiên.
Càng mất nhiều loài sinh vật hoang dã, sự sống trên Trái Đất càng kém đa dạng. Điều này quay trở lại làm tăng nguy cơ tổn thương đến chính hệ thống nông nghiệp của chúng ta.
Sinh khối của các loài động vật con người chăn nuôi đang tăng lên, trong khi động vật hoang dã giảm mạnh.
"Các mầm bệnh và ký sinh trùng, v.v., có xu hướng giết chết các loài sinh vật mà chúng ta đang cố gắng nhân lên với số lượng lớn. Các mầm bệnh này chủ yếu bị kiểm soát bởi các loài khác trong hệ sinh thái hoang dã.
Một khi hệ sinh thái hoang dã bị suy thoái thì những loài gây hại và ký sinh trùng đó mới thực sự có thể phát triển bùng nổ, trở thành một vấn đề lớn cho ngành nông nghiệp của chúng ta", giáo sư Chan nói.
Lựa chọn thực phẩm
Giáo sư Milo nhận định rằng xu hướng này không thể đảo ngược bằng bất kỳ một giải pháp đơn giản nào. Và điều đó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống an ninh lương thực toàn cầu.
Nhưng để làm giảm tốc quá trình này, ông đề xuất "một số cải tiến có thể được thực hiện", chẳng hạn như tăng năng suất đất đai và điều chỉnh đĩa thực phẩm của loài người.
"Chúng tôi cũng đã phân tích các lựa chọn chế độ ăn uống mà các nhà khoa học khác đưa ra", giáo sư Milo nói. "Và chúng tôi thấy rằng những thứ bạn ăn cũng đặt gánh nặng lên môi trường hoặc tác động đến thiên nhiên".
Nuôi bò lấy thịt có thể gây ra các tác động môi trường lớn hơn rất nhiều so với các loại protein khác.
Ví dụ, việc nuôi bò lấy thịt có thể gây ra các tác động môi trường lớn hơn rất nhiều so với các loại protein khác. Giáo sư Milo cho biết trong một kịch bản khi mọi người dân Mỹ ngừng ăn thịt bò và chuyển sang thịt gà hoặc protein thực vật, họ có thể dành ra một diện tích đất đủ để trồng thức ăn cho 140 triệu người khác, hoặc đơn giản là trả quỹ đất đó về với tự nhiên.
Trong khi những quốc gia giàu đang hưởng những lợi ích từ việc khai thác thiên nhiên, tạo ra những hiệu ứng bất lợi lên môi trường hoang dã mà cả nhân loại phải gánh chịu, giáo sư Milo cho biết các nước giàu "cũng nên nhận chịu trách nhiệm về mình".
Tham khảo Cbc
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng