Mánh mới lừa đảo mua bán iPhone qua mạng

    PV,  

    Có một điều có thể thấy rõ, sự việc này liên quan tới một tính năng bảo mật quan trọng được đưa vào iOS 7 mà nhiều người chưa nắm rõ.

    Mới đây, trên một số diễn đàn mạng xôn xao một vụ mua bán iPhone 4s cài sẵn iOS 7. Sự việc diễn biến lắt léo ở chỗ tất cả các bên (người bán, người mua và cả chủ nhân thực của iPhone) đều tự nhận là nạn nhân và phía kia mới là kẻ lừa đảo.

    Người bán là kẻ lừa đảo?

    Bắt nguồn từ nội dung ở topic "Cảnh báo các cụ mua IP IOS7" trên diễn đàn Otofun ngày 17/01 vừa qua, một thành viên có nickname là breeze (tạm gọi là A) đăng một bài viết tố cáo về việc bị lừa đảo trong quá trình mua bán iPhone 4S.

    Theo tường thuật của nhân vật A, anh đã quyết định mua chiếc iPhone4S bản 64GB, cài sẵn iOS7 với giá 6,8 triệu đồng, kèm phụ kiện "Tàu" được đăng trên trang Nhattao. Sau khi kiểm tra qua loa thấy mọi thứ đều "OK" và thấy iCloud cũng không có tài khoản, lại thêm việc được chủ nhân bán máy (tạm gọi là B) xác nhận việc restore máy không có vấn đề gì nên yên tâm mua luôn theo giá bán mà không mặc cả.

    Về tới nhà, A tiến hành restore lại máy để sử dụng thì thấy máy đòi active bằng iCloud và hiện ra số điện thoại của chủ nhân (cũ) của máy. Anh A bèn gọi cho B (người bán máy) và cho B số điện thoại của "chị chủ nhân cũ" (tạm gọi là chị C) để xác nhận, sau đó A gọi cho chị C thì được biết chị là chủ nhân của chiếc máy này. Nó đã bị mất cách đây 1 tuần.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    Sau khi thương lượng, chị C đồng ý chuộc lại máy với giá 3 triệu đồng, trong khi A và B đồng ý "cưa đôi" số tiền bị mất trong thương vụ này (tức là 3,4 triệu đồng). Cả ba người (A, B và C) đồng ý sáng hôm sau gặp nhau để giải quyết nhưng B không đến, A đành trả máy cho chị C, trong khi B nhắn tin là "không chịu trách nhiệm gì hết". A đành công bố số điện thoại và địa chỉ của đối tượng B.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    Như vậy, qua nội dung tường thuật ở Otofun, có thể thấy đối tượng mua máy (A) và chị mất máy (C) là nạn nhân, trong khi đối tượng bán máy (B) vừa là nạn nhân (theo lời của B) nhưng cũng vừa là người vô trách nhiệm (có thể gọi là lừa đảo) khi không tới giải quyết sự việc sau khi đã hẹn nên làm đơn tố cáo.

    Hay trò lừa đảo là vở kịch của kẻ mua và "kẻ mất máy"?

    Trái ngược với nội dung tố cáo trên Otofun, topic "Cảnh báo lừa đảo khi mua iphone" được thành viên có nick là duvanthinh92 đăng tải trên trang rao vặt Nhattao, thì anh này (tức là người bán, gọi là B) mới chính là nạn nhân của "màn kịch lừa đảo" này.

    Cụ thể, B cho biết, sau khi mua máy iPhone 4S trên một topic (đã bị xóa) ở trang rao vặt Nhattao (theo liên kết do B cung cấp thì có giá rao bán là 5,7 triệu đồng) vào ngày 17/01/2014, B nghĩ rằng "hời quá và muốn kiếm tiền tiêu Tết" nên rao bán luôn trong ngày. Sau đó nhân vật A (đã nêu ở đầu bài) ghé qua hỏi mua và dẫn B đến thợ để kiểm tra. Kiểm tra tình trạng máy xong và "thấy ngon" nên A đã đồng ý mua.

    Đến tối, B nghe A gọi và báo là khi restore lại thì máy đòi active qua iCloud, B bèn gọi cho người bán máy cho mình thì không liên lạc được nên nghi ngờ bị lừa đảo. Sau đó, B nhắn lại cho A bảo nghi đấy là máy bị ăn trộm, ngay lập tức A nhắn cho B số điện thoại di động của chủ nhân máy (là chị C) và bảo B xin tài khoản của C để cho A kích hoạt máy. Khi B gọi cho chị C thì được chị C báo là đó đúng là chiếc máy mà C vừa bị móc túi mất.

    Sau đó B cho biết, A bảo B rằng chị C muốn chuộc lại máy với giá 3 triệu đồng và hẹn gặp mặt cả 3 vào hôm thứ Sáu (18/01). Cẩn thận hơn, B bảo để báo công an làm chứng thì A không đồng ý. B nghi A và C thông đồng với nhau để lừa mình nên không nghe máy và hủy cuộc hẹn.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    Sau đó, B bị nhiều số điện thoại gọi đến với các nhân xưng là "trưởng công an, công an viên" để đe dọa, trong đó có người tự xưng là "trưởng công an TP. Hà Nội và là chú A (người mua máy)", đòi B trả tiền cho A.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    B tìm số IMEI trên Google thì biết máy đã được trả lại cho chủ cũ (chị C) vào sáng ngày 18/01 mà tối cùng ngày (18/01) máy có IMEI này lại được rao bán trên một topic khác (cũng đã bị xóa) ở diễn đàn Nhattao.

    Chắc đến đây thì các bạn đã hình dung được phần nào rắc rối và phức tạp của tình huống này...

    Thấy gì qua sự việc này và bài học từ iOS 7

    Rõ ràng nếu chỉ mới thông qua những lời đôi co giữa hai bên như đã nêu ở trên thì chúng ta chưa thể kết luận được ai mới là kẻ lừa đảo, bởi dẫu sao cũng chỉ là những lời đôi co trên mạng và những bức ảnh chụp mà ai cũng có thể tạo ra bằng thủ công và kỹ thuật số, chưa kể đôi khi sự việc khó lường và sâu xa hơn những gì chúng ta biết.

    Nhưng có một điều có thể thấy rõ, sự việc này liên quan tới một tính năng bảo mật quan trọng được đưa vào iOS 7 mà có thể nhiều người (trong trường hợp này có thể là cả đối tượng A và đối tượng B) chưa nắm rõ. Đó là tính năng Activation Lock mới được Apple đưa vào trong iOS 7.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    Theo Apple, thường thì khi kẻ trộm đánh cắp các thiết bị di động, chúng sẽ bán lại và người mua chỉ cần khôi phục thiết bị về thiết lập mặc định, như vậy thiết bị đó sẽ nghiễm nhiên thuộc về họ và người bị mất sẽ không còn bằng chứng nào để khẳng định đó là thiết bị mà bạn đã bị đánh cắp. Nhưng với các thiết bị chạy iOS 7 như iPhone 5S nếu người dùng kích hoạt tính năng Activation Lock thì người khác không thể khôi phục thiết bị về thiết lập mặc định.

    Theo mô tả của Apple, Activation Lock là một chức năng nằm trong Find My iPhone.Tính năng này sẽ gắn thiết bị của bạn với Apple ID và yêu cầu mật khẩu Apple ID của bạn trước khi bất cứ ai có thể khôi phục lại hoặc kích hoạt thiết bị. Miễn là tính năng Find My iPhone đã được bật trong thiết lập iCloud và tất nhiên là Activation Lock cũng đã được kích hoạt.

    Thấy gì qua vụ việc tố cáo lừa đảo iPhone?

    Trở lại với vụ việc tố cáo lẫn nhau này, trước khi xác định được ai mới là kẻ lừa đảo (A hoặc B hoặc có sự tham gia của cả C), ta có thể tạm rút ra những bài học sau:

    - Chỉ nên mua tại nhà hoặc tại cửa hàng uy tín, kiểm tra kỹ và cần thì làm hợp đồng mua bán cá nhân, tuyệt đối không giao dịch ngoài đường.

    - Nếu máy cài iOS7, sau khi check kỹ và yêu cầu reset, restore lại xem máy có đòi kích hoạt qua iCloud không và nếu đòi thì bạn kích hoạt thành công qua iCloud của bạn rồi mới trả tiền, bởi nếu dính phải trường hợp như A và B đã nêu trên thì việc tranh cãi trên mạng và trước các cơ quan pháp lý rất mất thời gian và dễ "tiền mất tật mang".

    - Khi mua iPhone 5s (cũ và mới) cần kiểm tra kỹ, ngoài ra cần chú ý tính năng mới trên iOS7, vì ngoài việc "khóa cứng" thiết bị qua tính năng Activation Lock như đã nêu ở trên, thì việc "hạ cấp" từ iOS7 xuống các phiên bản đời cũng hiện cũng đang bất khả thi.

    - Cẩn thận với những món "quá hời, quá rẻ", nhưng cũng đừng vội tin vào món "đắt nhưng xắt ra miếng", rất nhiều chiêu trò đang giăng sẵn chờ bạn trên mạng. Cẩn thận không bao giờ thừa!

    - Đừng sợ phải dàn xếp qua cơ quan công an cũng như tố cáo với pháp luật khi cần.

    Theo VnReview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ