Một nhà báo chia sẻ về trải nghiệm nhờ ChatGPT viết bài và chỉ mất 30 giây để có kết quả cho công việc mà anh vốn mất 1 tiếng đồng hộ để hoàn thiện.
- ChatGPT có thay thế được lập trình viên, kỹ sư phần mềm hay không?
- Chuyên gia AI hàng đầu thế giới đang làm việc tại Meta nói gì khi ChatGPT tạo cơn sốt: Không hề đột phá hay mới mẻ, chỉ tận dụng nền tảng do bên khác phát triển
- Bất ngờ đằng sau thành công của ChatGPT, công ty chủ quản thuê 'công nhân IT' châu Phi rẻ mạt hàng ngày tiếp xúc với ngôn từ, hình ảnh độc hại
- Giải mã sức mạnh ChatGPT - chatbot làm Google run sợ hóa ra của chính các nhà nghiên cứu tại Google
- Dù mới ra đời, siêu chatbot AI ChatGPT đã đủ giỏi để vượt qua kỳ thi MBA của trường kinh doanh số 1 nước Mỹ
“Viết một bài giải thích cổng thanh toán là gì” là câu lệnh mà Henry Williams, một nhà báo tự do ở London đưa cho ChatGPT. Anh khá ấn tượng với kết quả thu được. Mặc dù giọng điệu không giống người và cấu trúc phức tạp như một bài luận đại học, nhưng các điểm chính, ngữ pháp và cú pháp đều được chú ý.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng thì Williams vẫn chấp nhận bài viết này vì đây là một bài báo có nội dung được tài trợ để thu hút đầu tư. Sau khi chỉnh sửa một chút, anh gửi bài cho khách hàng và được duyệt ngay lập tức. Williams chia sẻ: “Bài viết này đủ sức thuyết phục khách hàng, chất lượng không hề thua kém sản phẩm tôi phải mất cả tiếng đồng hồ để hoàn thiện”.
Tuy nhiên, sự thích thú của anh mau chóng chuyển thành sự kinh hoàng khi ChatGPT chỉ viết bài này trong vòng 30 giây, một bài báo mà anh được trả 500 bảng Anh (khoảng hơn 618 USD).
Williams cho biết, thậm chí khi đưa các bài viết vào phần mềm chống đạo văn, kết quả đưa ra là nội dung duy nhất 100%. Tuy vậy, chính các nhà phát triển thừa nhận ChatGPT vẫn còn những hạn chế nhất định. Công cụ này có xu hướng lặp lại câu từ và gặp một số lỗi nhỏ trong diễn đạt. Dù vậy, khi được sử dụng nhiều, AI sẽ thông minh hơn và có thể học hỏi nhiều phong cách viết khác nhau, thậm chí bắt chước giọng điệu của một thương hiệu, tổ chức cụ thể theo yêu cầu.
Williams đã thử để ChatGPT viết bài viết này và đây là cách công cụ này mở đầu đoạn văn:
“Là một người viết quảng cáo chuyên nghiệp, tôi đã phải dành nhiều năm để rèn luyện và trau dồi kỹ năng của mình. Nhưng giờ đây, có vẻ công việc của tôi có nguy cơ bị thay thế bởi ChatGPT, một mô hình ngôn ngữ lớn do OpenAI phát triển”.
Theo PwC, AI sẽ tạo ra mức tăng 15.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu năm 2030. Cùng với đó, AI sẽ thay thế khoảng 3% công việc. Đến giữa những năm 2030, tỷ lệ này có thể tăng lên 30 - 40%. Trong nhóm lao động có trình độ thấp. Vì vậy, rất nhiều người sẽ phải “nâng cao kỹ năng” hoặ chịu cảnh thất nghiệp.
Sam Altman, CEO OpenAI, tuyên bố AI có thể tạo đủ sản lượng kinh tế để trả cho mỗi người trưởng thành ở Mỹ khoảng 13.500 USD mỗi năm, đồng thời giúp giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở thu nhập. Với nhiều người, việc không còn được được lao động, đóng góp cho xã hội có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và các tệ nạn xã hội.
Các chính phủ đã và đang phát triển các chiến lược để đối phó với sự thay đổi chóng mặt này trên thị trường lao động. Bất kỳ thay đổi mang tính cách mạng nào của công nghệ đều sẽ định hình lại cuộc sống con người. AI cũng không ngoại lệ.
Chính công cụ ChatGPT đã viết: “Điều quan trọng là tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc dùng công nghệ và mài giũa kỹ năng. ChatGPT sẽ không thay thế công việc của bạn mà là đối tác để tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng và thuyết phục hơn”.
Tham khảo: The Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng