Một công ty sa thải nhân viên vì không mở webcam và cái kết
Một tòa án đã phán quyết rằng một công ty ở Florida phải trả cho một nhân viên từ xa 73.000 USD sau khi họ sa thải anh ta vì từ chối bật webcam.
- Trải nghiệm nhanh Dyson V15 Detect Absolute: Một chiếc máy hút bụi khiến bất kỳ người đàn ông nào cũng muốn làm việc nhà
- Honeyguides: Loài chim hoang dã có thể giao tiếp và làm việc cùng với con người
- Lý do tỷ phú Mark Cuban vẫn làm việc dù muốn nghỉ hưu ở tuổi 35
- Vệ sĩ số 1 của Trung Quốc: Khởi đầu là nhân viên an ninh, được đích thân Warren Buffett mời làm việc với mức lương gần 1 tỷ đồng/giờ
- CEO Sundar Pichai biện minh cho môi trường làm việc ngày càng khắt khe tại Google
Nhân viên này đã làm việc từ xa từ Hà Lan cho Chetu, một công ty phần mềm của Mỹ. Một ngày cuối tháng 8, công ty nói với anh rằng anh cần phải mở webcam cả ngày cho một chương trình đào tạo, NL Times đưa tin.
Đáp lại, nhân viên này nói với Chetu rằng anh ta “không cảm thấy thoải mái khi bị camera giám sát 9 giờ một ngày”, theo tài liệu tòa án nộp tại Hà Lan, nơi vụ án được xét xử.
"Đây là sự xâm phạm quyền riêng tư của tôi và khiến tôi cảm thấy thực sự khó chịu", anh nói với công ty, “Đó là lý do tại sao tôi không bật webcam.”
Nhân viên này cho biết công ty đã có thể theo dõi các hoạt động của anh ta trên máy tính xách tay và anh ta cũng đang chia sẻ màn hình của mình.
Một nhân viên khác tại Chetu cho biết yêu cầu nhân viên luôn bật webcam "không khác gì" việc một nhân viên sẽ bị mọi người nhìn thấy cả ngày trong văn phòng thực tế, theo giấy tờ của tòa án.
Ba ngày sau, vào ngày 26 tháng 8, nhân viên này bị sa thải vì "từ chối làm việc" và "không hợp tác", các tài liệu của tòa án cho biết.
Anh ta đã đưa Chetu ra tòa ở Hà Lan, nói rằng anh ta không được biết "lý do khẩn cấp" để "biện minh cho việc sa thải ngay lập tức" và việc công ty yêu cầu anh ta mở webcam là vi phạm quyền riêng tư.
Trong phán quyết của mình, tòa án Hà Lan đứng về phía nhân viên này, cho rằng vụ sa thải "không có giá trị pháp lý".
Trong phán quyết của mình, tòa án Hà Lan đứng về phía nhân viên này
"Người sử dụng lao động đã không nói rõ về lý do sa thải," tòa án cho biết. "Hơn nữa, không có bằng chứng về việc từ chối làm việc, cũng không có bất kỳ chỉ dẫn hợp lý nào."
Tòa án cho biết thêm, bắt một nhân viên mở webcam là chống lại quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhân viên.
Tòa án đã trích dẫn Điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, trong đó có nội dung: "Các điều kiện nghiêm ngặt được gắn liền với việc quan sát nhân viên".
Nó còn đề cập đến phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu trong một vụ án năm 2017 "rằng video giám sát nhân viên tại nơi làm việc, dù là bí mật hay không, phải được coi là một hành vi xâm nhập đáng kể vào đời tư của nhân viên."
Chetu đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email và điện thoại.
Theo trang công nghệ TechCrunch, nếu nhân viên ở Hà Lan đang làm việc ở Florida hoặc một nơi khác ở Mỹ, tình huống của anh ta có thể sẽ rơi vào cái gọi là luật về quyền làm việc, quy định rằng nhân viên làm việc "theo ý muốn" - và nói chung là có thể nghỉ việc hoặc bị sa thải bất kỳ lúc nào, vì hầu hết mọi lý do, có thể bao gồm cả việc từ chối để webcam hoạt động.
Nhưng tòa án Hà Lan đã phán quyết rằng Chetu phải trả cho nhân viên cũ 50.000 euro, tương đương khoảng 48.500 USD, bồi thường công bằng, 2.700 euro tiền lương chưa trả, 8.373,13 euro cho việc chấm dứt hợp pháp, và tiền trợ cấp kỳ nghỉ không lương của anh ta, theo tài liệu của tòa án. Không rõ liệu có quy trình kháng cáo nào cho phán quyết như vậy hay không, nhưng thực tế có nhiều nghiên cứu cho thấy bật webcam cả ngày rất dễ đẩy nhân viên tới trạng thái “kiệt sức” (burn out).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng