Một ứng dụng Trung Quốc đang bị yêu cầu "xóa khẩn trương" khỏi điện thoại: Mê muội người dùng bằng thứ cám dỗ không ai có!
Ứng dụng này đang làm mưa làm gió tại Mỹ, khi mang đến cho người dùng hàng loạt những mặt hàng giá rẻ như cho.
- Từng thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD vì "cơn gió ngược", những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sắp đến thời "khổ tận cam lai"
- Sau Mỹ, 1 ứng dụng mua sắm Trung Quốc bắt đầu 'xâm chiếm' châu Âu, bán mọi thứ với tiêu chí 'rẻ nhưng không ôi', dự là đối thủ không đội trời chung với Shopee
- Minh chứng cho việc hàng Trung Quốc thống trị thế giới: Robot hút bụi đè bẹp hàng Mỹ, châu Âu, giá rẻ nhưng dùng chip AI, tích hợp công nghệ xe tự lái
- Phép vua thua lệ làng: Trung Quốc yêu cầu AI có thông minh đến đâu cũng phải chơi theo luật!
Temu là một ứng dụng mua sắm trực tuyến đang gây sốt trên toàn nước Mỹ. Người Mỹ truyền tai nhau ứng dụng này vì có những ưu đãi mua hàng khó tin nhưng lại có thật. Bạn sẽ tìm thấy trên Temu tai nghe không dây trị giá 17 USD, dây chuyền "vàng" 1 USD và váy cưới chỉ có giá 23 USD (hơn 500 nghìn đồng).
Không ngạc nhiên khi Temu trở thành ứng dụng mua sắm phổ biến nhất ở Mỹ, chỉ sau Amazon. Nhưng rất nhiều người không biết về nguồn gốc của ứng dụng này. Giống như một số ứng dụng nổi tiếng gây tranh cãi trong thời gian gần đây, Temu đến từ Trung Quốc.
Chính vì vậy, các chuyên gia bảo mật và truyền thông Mỹ bắt đầu cảnh báo những lo ngại về nguy cơ thu thập dữ liệu người dùng.
Temu đến từ đâu?
Temu có trụ sở tại Boston thuộc sở hữu của PDD Holdings Inc. PDD có trụ sở chính tại Thượng Hải. Với những ai chưa biết thì PDD cũng sở hữu nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Đây là ứng dụng đã bị nêu tên vì có mã độc.
Hơn 50 triệu người Mỹ đã tải xuống Temu kể từ khi ứng dụng ra mắt tại các tiểu bang vào tháng 9/2022. Ứng dụng xuất hiện trong những quảng cáo đắt tiền tại Super Bowl hứa hẹn sẽ cho phép người dùng "mua sắm như một tỷ phú".
Thế nhưng, bất cứ món hời nào cũng nảy sinh những hoài nghi. Các tìm kiếm cho cụm từ như "Temu có hợp pháp không" đã tăng lên khi người Mỹ thấy nền tảng này bán giá quá rẻ.
Những điều bạn cần biết trước khi sử dụng Temu
Đầu tiên, người dùng đang mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới. Đó là lý do tại sao thời gian vận chuyển thường lâu hơn nhiều so với trên các trang web như Amazon. Người dùng có thể nhận được đồ sau một tuần, nhưng cũng có thể kéo dài hơn 12 ngày sau.
Phần lớn mặt hàng trên Temu có giá thấp vì chúng vốn là những hàng hóa rẻ. Cũng giống như nhiều nền tảng thương mại điện tử, hình ảnh thấy trên quảng cáo đôi khi không giống với những gì người dùng thực sự nhận được.
Những người đánh giá trực tuyến dường như có chung quan điểm rằng: Giá rẻ là tốt, nhưng chúng không có nghĩa là sẽ có chất lượng kém đến nỗi không thể sử dụng. Xếp hạng BBB của Temu là 2,25/5. Các bài đánh giá tại TrustPilot cũng rất chia rẽ, với 38% bài đánh giá 5 sao và 41% bài đánh giá 1 sao.
Nhưng đó không phải là điều tồi tệ nhất dành cho người dùng. Theo USA Today, Temu còn bị cáo buộc thu thập rất nhiều thông tin.
Temu không phải ứng dụng duy nhất yêu cầu các quyền truy cập dữ liệu trên điện thoại. Tuy nhiên, do có nguồn gốc đến từ Trung Quốc, người Mỹ tỏ ra thận trọng hơn sau những cáo buộc thu thập dữ liệu thúc đẩy các lệnh cấm đối với TikTok hay Pinduoduo gần đây.
Temu thu thập các thông tin như sau:
• Thông tin người dùng cung cấp, như tên, địa chỉ và số điện thoại.
• Thông tin chi tiết chẳng hạn như ngày sinh, ảnh và hồ sơ mạng xã hội.
• Phiên bản và hệ điều hành của điện thoại hoặc máy tính, địa chỉ IP, vị trí GPS (nếu người dùng cho phép) và dữ liệu duyệt web.
Temu cũng thu thập thêm thông tin về người dùng từ các nguồn bên thứ ba, bao gồm người bán Temu, hồ sơ công khai, mạng xã hội, nhà môi giới dữ liệu, văn phòng tín dụng và đối tác tiếp thị.
Mối lo ngại về Temu cũng xuất phát từ Pinduoduo khi cả hai thuộc sở hữu của cùng một công ty.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng trước đó chỉ ra việc Pinduoduo không chỉ theo dõi thông tin và hoạt động của thiết bị mà còn chứa mã độc có thể vượt qua các cài đặt bảo mật của điện thoại di động để theo dõi các ứng dụng khác, đọc thông báo và tin nhắn, thậm chí thay đổi cài đặt.
Trước đó, Google đã xóa Pinduoduo ra khỏi kho ứng dụng CH Play vì những lo ngại về bảo mật, sau khi Google phát hiện thấy phiên bản ứng dụng này có chứa mã độc.
Temu có toàn quyền truy cập vào tất cả danh bạ, lịch và album ảnh, cùng với tất cả các tài khoản mạng xã hội, cuộc trò chuyện và tin nhắn. Nói cách khác là truy cập vào mọi thứ trên điện thoại của bạn.
Không có ứng dụng mua sắm nào cần nhiều quyền kiểm soát như vậy. Do đó, các chuyên gia và truyền thông Mỹ đang kêu gọi người dùng ngừng sử dụng Pinduoduo và xóa càng sớm càng tốt nhằm tránh những nguy cơ rủi ro trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng